“Sóng ở đáy sông”
Nằm cách trung tâm thị trấn Lập Thạch hơn chục cây số ngược về phía Tây Nam, làng Bến nằm dọc theo con sông Đáy thơ mộng.
Nhìn bề ngoài, vùng quê này cũng giống như bao làng quê ở Bắc Bộ khác, thậm chí còn có dáng vẻ yên bình, lặng lẽ hơn bởi vắng bóng thanh niên trai tráng, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.
Nhưng đằng sau cái dáng vẻ ấy, cơn sóng ngầm mang tên ma túy vẫn đang quần thảo làng quê này từ bao nhiêu năm nay.
“Cái chết trắng” đã len lỏi vào hàng chục mái nhà của người dân, gieo rắc mầm mống căn bệnh thế kỉ, cướp đi nhiều số phận, để laị nhiều mảnh đời đớn đau bất hạnh.
Chúng tôi không khỏi giật mình vì những con số thống kê những trường hợp nhiễm H ở làng trong vòng mười năm trở lại đây trong “cuốn sổ nam tào” của anh Đỗ Văn Trường- Trạm trưởng Trạm Y tế xã Liên Hòa.
Làng Bến với hơn 300 hộ dân nhưng thời kì đỉnh điểm, phát hiện trong làng có 41 người nhiễm H (năm 2008), tính ra chưa đầy 10 hộ đã có người nhiễm H.
Theo anh Trường, trên thực tế con số đó nhiều hơn vì chưa kể đến những người họ giấu bệnh. Hiện tại còn có 33 người nhiễm H đã công khai danh tính, đang điều trị thuốc ARV để kéo dài sự sống.
Đã có tất cả 8 trường hợp đã chết vì HIV, cứ rải rác ra từng năm từ khi làng có người chết vì H đầu tiên là năm 2005; hầu như năm nào trong làng cũng có người chết vì H.
Anh Đỗ Bảo Trường- Trưởng trạm Y tế xã Liên Hòa mừng vì từ năm 2008 đến nay con số người nhiễm H ở làng Bến không tăng thêm.... |
Thức khuya dậy sớm lại lao động quần quật cả ngày, chủ cai cho nếm thử thuốc phiện để hồi sức cho đỡ mệt nhưng dần dần thành quen, rồi nghiện nặng. Cứ thế, từng người theo nhau mắc vào “cái chết trắng” mà không hề hay biết.
Không chỉ nghiện một mình mà họ kéo theo người thân, bạn bè cùng chung cảnh lao động nghiện theo. Những lần lên cơn nghiện, thiếu tiền, thiếu thuốc, anh em dùng chung kim tiêm, xi-ranh là chuyện bình thường.
Từ những thanh niên trai tráng, vạm vỡ đến
khi suy kiệt sức lao động, bị chủ cai đuổi về quê thì đã “thân tàn ma dại”
mang trong mình căn bệnh “ròi rúc trong xương”.
Sau một thời gian dài bỏ quê biệt xứ đi làm ăn xa đến khi về, kẻ thì mang
theo bản án tử thần lơ lửng trên đầu, kẻ thì rước họa về cho họ hàng, làng
xóm khi lôi kéo thêm bạn nghiện.
Đến lúc ốm yếu, phát bệnh tật liên miên mới đi khám ở trạm y tế xã rồi ở Trung tâm Y tế dự phòng của tỉnh… thì mới ngã ngửa người ra bị mắc HIV lúc nào không hay, nhưng mọi chuyện đã quá muộn màng.
Phát hiện người đầu tiên nhiễm bệnh, rồi cả
hàng chục người bỏ quê đi làm quặng hồi ấy cũng lần lượt đi khám và kết quả
xét nghiệm đều dương tính. Họ hết bàng hoàng rồi lại đau xót tột cùng.
“Âu cũng là cái nghèo”- anh Hà Đức Trường, phó Công an xã Liên Hòa bảo thế. Người dân làng Bến- Liên Hòa quanh năm chỉ biết bám vào ruộng nương để sống, ngoài ra có nghề làm gạch của mấy hộ ở ven sông.
Đời sống kinh tế khó khăn. Thanh niên, người lớn trong độ tuổi từ 20- 40 kéo nhau làm ăn khắp nơi, kể cả sang biên giới Lào, Trung Quốc. Đồng tiền chẳng được bao nhiêu nhưng thói xấu, nghiện ngập cứ nhiễm vào lớp trai trẻ.
Rồi cái nghèo lại đèo thêm bệnh tật, ma túy
cuốn họ vào xòng xoáy như một bi kịch luẩn quẩn… cứ âm ỉ đi qua, tàn phá
những cuộc đời, những mái ấm gia đình qua nhiều năm nay.
Đằng sau cái dáng vẻ yên bình ấy, cơn sóng ngầm mang tên ma túy vẫn đang quần thảo làng quê này từ bao nhiêu năm nay
Theo thông tin từ lãnh đạo công an xã cung cấp thì hiện xã có gần 20 đối
tượng nghiện và khoảng hơn 30 đối tượng nghi nghiện. Bởi vì chỉ nắm được con
số mà xã đã cho đi cai nghiện còn lại chuyện thanh niên đi làm ăn xa mắc
nghiện, hay họ “giữ kín” thì không thể nắm được.
Hiện ở làng có khoảng hơn 400 người đi làm ăn
xa ở các vùng lân cận, trong làng chỉ còn phụ nữ, người già và trẻ em.
Anh Lê Văn N., Đỗ Văn V., Lê Thế H., Bùi Văn L… đều nghiện ma túy rồi nhiễm
HIV do dùng chung kim tiêm từ những ngày còn đào đãi vàng ở các mỏ trên
Tuyên Quang, Cao Bằng…
Ở làng Bến, chuyện nhiều người phụ nữ trẻ đã góa chồng, đứa con nhỏ không còn cha cũng không còn là hiếm bởi những người chết vì H chủ yếu là người chồng, người bố. Có gia đình cả 2 vợ chồng đều nhiễm H như trường hợp của anh K, chị T…; nhiều gia đình người chồng có H, còn vợ thì không.
Trong làng chỉ duy nhất có một trường hợp người bố mắc H lây nhiễm sang con nhỏ. Đó là trường hợp của gia đình anh N. 2 vợ chồng có được 2 mặt con, đứa nhỏ 7 tuổi, đứa lớn 14 tuổi. 2 vợ chồng quanh năm đi làm thuê, làm mướn, làm mọi việc từ bốc gạch, khua hồ, xách vữa… để có tiền nhưng cái đói cái nghèo vẫn đeo đẳng.
Trong căn nhà lụp xụp nằm thọt trong làng, chỉ có một cái tủ và 2 cái giường ọp ẹp cùng một bát hương thờ vẫn còn nghi ngút nhang khói. Anh N. bệnh tật liên miên bởi những căn bệnh nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi, lở loét chân tay giờ đang trong tình trạng giai đoạn cuối.
Bố nhiễm H, lây sang đứa nhỏ. Đứa nhỏ nhiễm H
vừa mới bị chết đuối ở sông Phó Đáy. Đói, nghèo, căn bệnh thế kỉ… ra sức
quần thảo, gia đình bé nhỏ giờ lại thêm nỗi đau mất con, cảnh đời thật lắm
éo le, đau xót!
(Còn nữa)