- Đã có 1.198 doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích. Trong số này các doanh nghiệp thuộc ngành vận tải chiếm tỷ lệ cao.
Ngày 6/4, trao đổi với VietNamNet, ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hoá TP.HCM cho hay, Hiệp hội đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng, Bộ GTVT, Bộ Tài chính xem xét việc thu phí bảo trì đường bộ. Đồng thời cơ quan này cũng đề xuất phương thức thu phí thông qua xăng dầu.
Theo đó, Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM cho rằng hiện chưa có thông tư hướng dẫn thi hành việc thu phí bảo trì đường bộ nên sắp tới các doanh nghiệp vận tải hàng hóa sẽ gặp nhiều khó khăn. Chưa kể tính công bằng đối với người nộp phí chưa đảm bảo.
Đơn cử như, hiện nay pháp luật không hạn chế quyền sở hữu về số lượng xe đối với cá nhân. Khi thu phí bảo trì đường bộ trên đầu phương tiện sẽ tạo ra hệ luỵ phức tạp ở chỗ có tình trạng cá nhân hoặc tổ chức sở hữu nhiều phương tiện xe cá nhân nhưng chỉ sử dụng một phương tiện tham gia giao thông mà vẫn phải đóng phí tất cả số phương tiện sở hữu.
Ông Chung cho biết, riêng đối với doanh nghiệp vận tải hàng hoá, việc bất cập khi thu phí bảo trì đường bộ thể hiện ở những trường hợp như xe bị hư hỏng, gặp tai nạn phải sửa chữa và không tham gia giao thông, không lưu thông trên đường nhưng vẫn phải nộp phí là không hợp lý.
Ông Tổng thư ký Hiệp hội cũng chỉ ra việc nghị định thu phí bảo trì đường bộ còn thu phí cả rơ- mooc đối với các xe đầu kéo là không thể chấp nhận được vì rơ- mooc là thiết bị cơ khí không gắn động cơ, không thể tự chạy.
Tuy nhiên, Nghị định lại tách thành hai thiết bị riêng biệt để thu phí gây áp lực nặng nề về phí cho các đơn vị kinh doanh vận tải. Cuối cùng, Hiệp hội kiến nghị nên cho thu phí quỹ bảo trì đường bộ thông qua xăng dầu vì cách thu sẽ đơn giản, dễ quản lý, hạn chế được thất thu cho ngân sách.
Trước đó, khi có thông tin việc Thông tư liên ngành Giao thông - Tài chính về mức phí bảo trì đường bộ sẽ ban hành vào tháng 4 để các chủ phương tiện bắt đầu nộp phí từ 1/6, đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết sẽ có kiến nghị gửi các cơ quan chức năng về việc lùi thời gian áp dụng thu phí bảo trì đường bộ đến 1/1/2013 và giảm phí bảo trì đường bộ bằng 60% mức dự kiến. Các đơn vị vận tải phía Bắc cho rằng xe tải từ 18 tấn trở lên và xe container 40 feet phải đóng phí bảo trì đường bộ 1,44 triệu đồng một tháng là quá cao.
Mới đây, tại cuộc họp tổng kết tình hình kinh tế- xã hội TP.HCM quý I năm 2012, Sở Kế hoạch đầu tư TP.HCM cho hay đã có 1.198 doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích. Trong số này các doanh nghiệp thuộc ngành vận tải chiếm tỷ lệ cao.
Quốc Quang
Ngày 6/4, trao đổi với VietNamNet, ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hoá TP.HCM cho hay, Hiệp hội đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng, Bộ GTVT, Bộ Tài chính xem xét việc thu phí bảo trì đường bộ. Đồng thời cơ quan này cũng đề xuất phương thức thu phí thông qua xăng dầu.
Theo đó, Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM cho rằng hiện chưa có thông tư hướng dẫn thi hành việc thu phí bảo trì đường bộ nên sắp tới các doanh nghiệp vận tải hàng hóa sẽ gặp nhiều khó khăn. Chưa kể tính công bằng đối với người nộp phí chưa đảm bảo.
Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM cho
rằng thu phí bảo trì đường bộ trên xăng dầu là khả thi nhất |
Ông Chung cho biết, riêng đối với doanh nghiệp vận tải hàng hoá, việc bất cập khi thu phí bảo trì đường bộ thể hiện ở những trường hợp như xe bị hư hỏng, gặp tai nạn phải sửa chữa và không tham gia giao thông, không lưu thông trên đường nhưng vẫn phải nộp phí là không hợp lý.
Ông Tổng thư ký Hiệp hội cũng chỉ ra việc nghị định thu phí bảo trì đường bộ còn thu phí cả rơ- mooc đối với các xe đầu kéo là không thể chấp nhận được vì rơ- mooc là thiết bị cơ khí không gắn động cơ, không thể tự chạy.
Tuy nhiên, Nghị định lại tách thành hai thiết bị riêng biệt để thu phí gây áp lực nặng nề về phí cho các đơn vị kinh doanh vận tải. Cuối cùng, Hiệp hội kiến nghị nên cho thu phí quỹ bảo trì đường bộ thông qua xăng dầu vì cách thu sẽ đơn giản, dễ quản lý, hạn chế được thất thu cho ngân sách.
Trước đó, khi có thông tin việc Thông tư liên ngành Giao thông - Tài chính về mức phí bảo trì đường bộ sẽ ban hành vào tháng 4 để các chủ phương tiện bắt đầu nộp phí từ 1/6, đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết sẽ có kiến nghị gửi các cơ quan chức năng về việc lùi thời gian áp dụng thu phí bảo trì đường bộ đến 1/1/2013 và giảm phí bảo trì đường bộ bằng 60% mức dự kiến. Các đơn vị vận tải phía Bắc cho rằng xe tải từ 18 tấn trở lên và xe container 40 feet phải đóng phí bảo trì đường bộ 1,44 triệu đồng một tháng là quá cao.
Mới đây, tại cuộc họp tổng kết tình hình kinh tế- xã hội TP.HCM quý I năm 2012, Sở Kế hoạch đầu tư TP.HCM cho hay đã có 1.198 doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích. Trong số này các doanh nghiệp thuộc ngành vận tải chiếm tỷ lệ cao.
Quốc Quang