- Đã gần 1 tháng trôi qua kể từ ngày phát hiện sự cố nước tuôn chảy xối xả
nơi đập chính hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2). Có tận mắt chứng kiến và
tận tai nghe niềm khắc khoải của người dân nơi miền rừng này mới thấm hết nỗi lo
đời người. Chuyện sinh tử của hàng trăm nghìn dân sinh sống phía dưới túi nước
khổng lồ mà họ bảo giống như 'quả bom hẹn giờ…'.
Xả nước hồ chứa. Nhưng nước vẫn thấm qua thân đập!
Trở lại Sông Tranh 2 lần thứ 15 này. Đó là vào buổi sáng ngày 13/4, khu vực đập
chính thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2) vẫn trong tình trạng "nội bất xuất, ngoại
bất nhập".
Đứng từ xa trên con đường độc đạo chạy qua bờ phải của thủy điện, trên cheo leo
vách núi nhìn xuống đập chính sâu hun hút, mắt tôi không còn nhìn thấy những cột
nước bắn lên tung tóe và những thác nước tuôn chảy ào ạt như những lần trước lên
đây.
|
Nước vẫn còn thấm qua phía hạ lưu thân đập. Mặc dù mực nước lòng
hồ đã rút xuống cao trình 140 m. (Ảnh chụp vào sáng ngày 13/4) |
Lưu lượng nước chảy qua thân đập đến cuối cùng cũng được ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc ban quản lý dự án thủy điện 3 thừa nhận là 75 lít/s, gấp hơn 2 lần báo cáo ban đầu về lưu lượng nước thấm chảy thành dòng qua thân đập (30 l/s). Như vậy, lượng nước rò rỉ qua thân đập cao gấp 5 lần cho phép! (không vượt quá 15 l/s như kết luận của Tiến sĩ Bùi Trung Dung, Phó Cục Trưởng Cục giám định nhà nước về các công trình xây dựng).
Hầu hết các nhà khoa học và lãnh đạo địa phương khi đi khảo sát thực tế tại đập chính Sông Tranh 2 đều biết vấn đề nước thấm gấp 5 lần cho phép.
Không được vào khu vực đập chính vì qui định của Ban quản lý thủy điện 3.
Toàn bộ các tuyến đường “tiểu ngạch” lẫn “chính ngạch” vào thân đập vẫn với dòng
chữ: Công trình đang thi công cấm vào, và được bảo vệ trực chiến 24/24 không để
bất kỳ ai có thể vào được. Chúng tôi lang thang nơi mặt đập. Mực nước hồ chứa
TĐST2 từ cao trình 160m đã được hạ xuống còn 140m.
Từ phía ngoài bờ đập, nhờ ống kính máy ảnh tele 80-200 của anh bạn đồng nghiệp,
tôi quan sát từ xa thấy cảnh công nhân đang có mặt trên thân đập tiếp tục xử lý
sự cố rò rỉ nước ở 2 bên bờ đập.
Ông Đinh Văn Doan, ở thôn 4, xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, người được đơn vị thi
công thuê xử lý nước tại thân đập cho biết: “Mấy ngày ni mình được họ thuê
lên thân đập xử lý sự cố rò rỉ nước. Sau khi khoan vô bê tông, họ bảo mình lấy
xốp nhét vào nơi nước chảy và đổ xi trám lại. Mình làm công, họ bảo chi mình làm
nấy à…”
|
Những công nhân đang xử lý sự cố tại TĐST2 phía thượng lưu bờ đập vào sáng ngày 13/4. |
Đứng trên con đường 616 chạy qua bờ phải đập hồ chứa Sông Tranh 2, nhìn xuống lòng hồ nước đã rút sâu do hơn 1 tuần qua hai tổ máy phát điện đã chạy hết công suất.
Chính vì vậy mà các điểm chảy nước dưới thân đập chính nước không còn chảy ào ạt như trước đây. Nhưng sát nách của tràn xả lũ, hệ thống ống nhựa thu gom nước vẫn còn tồn tại chưa được xử lý dứt điểm.
Các điểm thấm nước trên thân đập chính phía hạ lưu vẫn còn những vệt nước rỉ nhìn rõ mồn một qua ống kính máy ảnh. Như vậy, nước vẫn còn thấm dưới thân đập, mặc dù nước trên hồ chứa đã hạ xuống cao trình 140 m
Nỗi lo “bom nước hẹn giờ”
Hàng trăm văn bản, công văn, báo cáo của chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 và các đoàn công tác khẳng định: Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn! Bởi đến thời điểm này vẫn chạy 2 máy phát hết công suất, sản xuất hàng triệu kw điện hòa váo lưới quốc gia.
Tuy vậy, nhiều nỗi lo vẫn canh cánh khi mùa mưa lũ sắp đến.
Cho đến khi Đoàn công tác Viện Vật lý địa cầu vào khảo sát và có cuộc làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và Ban Quản lý dự án thủy điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chủ dự án TĐST2 hôm 10/4 thì sự việc mới vỡ lẽ.
Đập thủy điện Sông Tranh 2 sáng 13/4. |
Lúc đó mới phân tích, đánh giá đầy đủ về độ an toàn của đập chính. Tuy
nhiên, với sự việc đã xảy ra, chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư phải giải quyết dứt
điểm sớm, chứ để lâu sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn của đập”.
Còn TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho rằng, rất khó trả
lời nước chảy qua thân đập có liên quan đến động đất hay không? Bởi vì chúng tôi
vào khảo sát thời gian quá ngắn (3 ngày), lại chưa có số liệu cung cấp về con
đập này từ Ban quản lý dự án. Nên chưa thể trả lời ngay được mà cần phải có thời
gian nhất định.
Còn Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu thì đề nghị với đoàn công tác
có đề xuất với Bộ KH-CN sớm thành lập một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về động
đất ở khu vực này có ảnh hưởng đến đập TĐST2 hay không? Và đánh giá độ an toàn
của con đập này.
Với những nhận định và đề nghị trên, xem ra câu trả lời dứt khoát đập TĐST2 có
tuyệt đối an toàn hay không vẫn còn bỏ ngỏ?
Anh Đinh Văn Thằng, dân tộc Ca Dong có nhà ngay dưới chân đập chính, đưa tay
chỉ dấu vết mực nước lúc còn đầy cho biết: "Hồi đó mực nước dâng cao nên nó
chảy như suối. Bây giờ nước cạn rồi. Nhưng dưới thân đập nước vẫn thấm. Bà con
mình sống dưới chân đập thấy cảnh ni răng mà không lo sợ được".
Còn bà Dương Thị Thuyền, cũng như hàng trăm hộ dân có nhà dưới chân đập thì bảo
rằng, bà con hoang mang lo lắng bởi quả bom nước hẹn giờ đang đặt trên đầu họ.
Đem câu chuyện nỗi lo bom nước hỏi ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, ông Phong bảo, đến bây giờ lãnh đạo huyện và bà con lo đứt ruột, đứt gan. Nhưng đành phải chờ kết luận cuối cùng của các nhà khoa học.
"Chúng tôi không mong muốn điều tồi tệ nhất xảy ra" - ông Phong nói.
Vũ Trung