- Ấp ủ mộng kiếm tiền với những chuyến hàng vận chuyển ma túy từ phía trời Tây,
những cuộc mua bán thuốc lắc trong nhịp loạn của vũ trường, nhiều kiều nữ đã
không thoát khỏi vòng vây ma túy. Thậm chí, họ phải trả giá bằng cả mạng sống
của mình khi xộ khám.
Trong muôn vàn lý do phạm pháp, những vụ án liên quan đến ma túy thường xuất phát từ đồng tiền. Vì tiền, nhiều cô gái trẻ đã bất chấp tất cả lao vào con đường bán buôn “cái chết”. Khi đối diện với vành móng ngựa, sự ân hận, vẻ ủ ê không thể là cứu tinh giúp họ thoát án.
Đồng tiền cám dỗ..
Phiên tòa xét xử đường dây mua bán trái phép chất ma túy do Lê Thị Thu Thảo (30 tuổi, Bến Tre) đã khép lại nhưng ấn tượng về hình ảnh một nữ bị cáo xinh đẹp, lạnh lùng vẫn còn trong lòng nhiều người dự khán.
Trải qua những ngày tháng dài trong vòng lao lý, ở độ tuổi 30 nhưng gương
mặt Thảo vẫn toát lên một vẻ đẹp cuốn hút, đằm thắm. Chính vẻ đẹp ấy một thời
từng là vũ khí giúp Thảo tạo dựng những mối quan hệ cho đường dây mua bán ma túy
phi pháp.
Lên thành phố từ khi 16 tuổi, vài năm sau lấy chồng là một con nghiện. Năm 2002, Thảo ly dị chồng, rồi xin vào làm tại các quán bar, vũ trường trên địa bàn TP.HCM. Chứng kiến cuộc sống loạn nhịp nơi vũ trường trong ánh đèn mờ chớp nhoáng, những trò tiêu khiển liên quan đến ma túy, thuốc lắc mà bản thân cũng là một con nghiện, Thảo mơ màng đến một tương lai khác, tương lai không phải khốn khổ vì thiếu tiền, thiếu thuốc. Thế là dấn thân, thế là phạm tội.
Tận dụng mối quan hệ bên ngoài và quan hệ trong chốn đèn mờ, Thảo móc nối với một số đối tượng hình thành đường dây mua bán ma túy, thuốc lắc xuyên quốc gia từ bên kia biên giới về Việt Nam tiêu thụ.
Trong số những điểm đến của “đại lý” ma túy này có nhiều vũ trường lớn, có tiếng nơi mà Thảo từng làm việc. Lúc ấy, những đồng tiền Thảo cầm được tính bằng từng ngàn USD, có những chuyến “hàng” lên tới hàng chục ngàn viên thuốc lắc…Lúc đó Thảo xứng danh là “bà trùm”. Còn bây giờ tỉnh lại, tất cả kết thúc bằng một bản án tử hình.
Với 3,1 kg ma túy cùng hơn 10.000 viên thuốc lắc bị thu giữ - ngoài người thân của Thảo, chẳng ai bất ngờ trước mức án được tuyên bởi đó là một kết quả tất yếu. Có lẽ với bản lĩnh của một “bà trùm”, Thảo bình thản nhận án, bình thản tra tay vào còng bước đi nhưng trước khi đặt chân lên chiếc xe bít bùng, ánh mắt cô chợt dáo dác. Một đôi mắt đẹp ánh lên khát vọng sống sau những tháng ngày tội lỗi làm nhiều người không khỏi tiếc nuối.
Tương lai!
Khác với Thảo, chị em Trần Hà Duy (23 tuổi) và Trần Hạ Tiên (21 tuổi, quê Lâm Đồng) được cha mẹ nuôi cho học hành tử tế. Cả hai đều là sinh viên đại học nhưng cả hai đều không thoát khỏi vòng vây ma túy.
Cuộc gặp gỡ tình cờ với một người đàn ông gốc Phi trên xe buýt đã trở thành định mệnh cuộc đời của nữ sinh viên trẻ tuổi và em gái. Khi đang là sinh viên năm nhất trường Đại học Hồng Bàng, Duy gặp và làm quen với Francis (quốc tịch Kenya). Bẵng một thời gian, khi đang học năm thứ 3 đại học, Francis bất ngờ điện thoại hỏi thăm sau đó nhờ Duy đi vận chuyển hàng mẫu đến nhiều nước khác nhau, tiền công thỏa thuận lên tới 500 – 1.000 USD/chuyến.
Khoản tiền ấy quả thực quá lớn với một sinh viên đang đi học, Duy chấp nhận. Khi phát hiện mình đã trở thành một mắt xích trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, Duy hoảng sợ. Thế nhưng, vì những lời hăm dọa của Francis và cũng vì những đồng tiền kiếm được quá dễ, Duy tiếp tục nhắm mắt đưa chân. Em gái Duy là Trần Hạ Tiên cũng bị lôi kéo vào con đường ấy.
Khác hẳn với vẻ thời trang, sắc sảo khi mới bị bắt, Tiên ngồi run rẩy, ủ ê suốt phiên tòa. “Bị cáo ở với chị Duy nên tiền nong do chị Duy giữ, cần thì xin. Hai chị em bị cáo muốn kiếm tiền để trang trải học hành, đỡ cho cha mẹ nên mới đồng ý nhận chuyển hàng. Hôm đó, nghi ngờ trong đáy valy hàng mẫu có ma túy, bị cáo sợ hãi báo lại với chị Duy nhưng chị bảo “cứ đi đi, không sao đâu” rồi sau đó bị cáo đã bị bắt ở cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất…” - Tiên vừa khóc vừa kể lại hành trình chuyến bay cô mang theo chiếc valy cất giấu 4,1kg ma túy từ thành phố Doha (Ấn Độ) về tới sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Được nói lời sau cùng, Duy nức nở: “Bị cáo xin Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo. Hôm nay, đứng trước vành móng ngựa, đứng trước mọi người, bị cáo đã mất tất cả, mất tương lai sự nghiệp, làm đau lòng cha mẹ và người thân. Bị cáo xin tòa cho bị cáo một cơ hội để bị cáo có thể được sống, được trở về với gia đình, làm một người có ích” - lời cầu xin sự sống của Duy khiến người mẹ quặn thắt, chết lặng trên băng ghế dài.
Cuối cùng, do được xem xét đặc biệt vì chị em Duy đã tích cực phối hợp với cơ quan điều tra để thu giữ một lượng lớn ma túy còn lại, Hội đồng xét xử chỉ tuyên phạt Duy mức án tù chung thân, Tiên mức án 20 năm tù.
Nhìn bóng hai nữ sinh lên xe về trại, người mẹ lật đật chạy theo vài bước thì khụy xuống. Dẫu con thoát án tử hình nhưng với một người mẹ, bất cứ sự trừng phạt nào của pháp luật đối với con cũng thật đau đớn. Tất cả cũng chỉ vì không vượt qua được cám dỗ của đồng tiền và đó là cái giá phải trả. Trong vòng xoáy tội lỗi ma túy – tiền và án , không ít thiếu nữ Việt đã tự đóng cửa tương lai của mình từ khi nào không hay biết !
M.Phượng
Trong muôn vàn lý do phạm pháp, những vụ án liên quan đến ma túy thường xuất phát từ đồng tiền. Vì tiền, nhiều cô gái trẻ đã bất chấp tất cả lao vào con đường bán buôn “cái chết”. Khi đối diện với vành móng ngựa, sự ân hận, vẻ ủ ê không thể là cứu tinh giúp họ thoát án.
Đồng tiền cám dỗ..
Phiên tòa xét xử đường dây mua bán trái phép chất ma túy do Lê Thị Thu Thảo (30 tuổi, Bến Tre) đã khép lại nhưng ấn tượng về hình ảnh một nữ bị cáo xinh đẹp, lạnh lùng vẫn còn trong lòng nhiều người dự khán.
Lê Thị Thu Thảo (áo trắng) tại tòa |
Lên thành phố từ khi 16 tuổi, vài năm sau lấy chồng là một con nghiện. Năm 2002, Thảo ly dị chồng, rồi xin vào làm tại các quán bar, vũ trường trên địa bàn TP.HCM. Chứng kiến cuộc sống loạn nhịp nơi vũ trường trong ánh đèn mờ chớp nhoáng, những trò tiêu khiển liên quan đến ma túy, thuốc lắc mà bản thân cũng là một con nghiện, Thảo mơ màng đến một tương lai khác, tương lai không phải khốn khổ vì thiếu tiền, thiếu thuốc. Thế là dấn thân, thế là phạm tội.
Tận dụng mối quan hệ bên ngoài và quan hệ trong chốn đèn mờ, Thảo móc nối với một số đối tượng hình thành đường dây mua bán ma túy, thuốc lắc xuyên quốc gia từ bên kia biên giới về Việt Nam tiêu thụ.
Trong số những điểm đến của “đại lý” ma túy này có nhiều vũ trường lớn, có tiếng nơi mà Thảo từng làm việc. Lúc ấy, những đồng tiền Thảo cầm được tính bằng từng ngàn USD, có những chuyến “hàng” lên tới hàng chục ngàn viên thuốc lắc…Lúc đó Thảo xứng danh là “bà trùm”. Còn bây giờ tỉnh lại, tất cả kết thúc bằng một bản án tử hình.
Với 3,1 kg ma túy cùng hơn 10.000 viên thuốc lắc bị thu giữ - ngoài người thân của Thảo, chẳng ai bất ngờ trước mức án được tuyên bởi đó là một kết quả tất yếu. Có lẽ với bản lĩnh của một “bà trùm”, Thảo bình thản nhận án, bình thản tra tay vào còng bước đi nhưng trước khi đặt chân lên chiếc xe bít bùng, ánh mắt cô chợt dáo dác. Một đôi mắt đẹp ánh lên khát vọng sống sau những tháng ngày tội lỗi làm nhiều người không khỏi tiếc nuối.
Tương lai!
Khác với Thảo, chị em Trần Hà Duy (23 tuổi) và Trần Hạ Tiên (21 tuổi, quê Lâm Đồng) được cha mẹ nuôi cho học hành tử tế. Cả hai đều là sinh viên đại học nhưng cả hai đều không thoát khỏi vòng vây ma túy.
Cuộc gặp gỡ tình cờ với một người đàn ông gốc Phi trên xe buýt đã trở thành định mệnh cuộc đời của nữ sinh viên trẻ tuổi và em gái. Khi đang là sinh viên năm nhất trường Đại học Hồng Bàng, Duy gặp và làm quen với Francis (quốc tịch Kenya). Bẵng một thời gian, khi đang học năm thứ 3 đại học, Francis bất ngờ điện thoại hỏi thăm sau đó nhờ Duy đi vận chuyển hàng mẫu đến nhiều nước khác nhau, tiền công thỏa thuận lên tới 500 – 1.000 USD/chuyến.
Khoản tiền ấy quả thực quá lớn với một sinh viên đang đi học, Duy chấp nhận. Khi phát hiện mình đã trở thành một mắt xích trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, Duy hoảng sợ. Thế nhưng, vì những lời hăm dọa của Francis và cũng vì những đồng tiền kiếm được quá dễ, Duy tiếp tục nhắm mắt đưa chân. Em gái Duy là Trần Hạ Tiên cũng bị lôi kéo vào con đường ấy.
Khác hẳn với vẻ thời trang, sắc sảo khi mới bị bắt, Tiên ngồi run rẩy, ủ ê suốt phiên tòa. “Bị cáo ở với chị Duy nên tiền nong do chị Duy giữ, cần thì xin. Hai chị em bị cáo muốn kiếm tiền để trang trải học hành, đỡ cho cha mẹ nên mới đồng ý nhận chuyển hàng. Hôm đó, nghi ngờ trong đáy valy hàng mẫu có ma túy, bị cáo sợ hãi báo lại với chị Duy nhưng chị bảo “cứ đi đi, không sao đâu” rồi sau đó bị cáo đã bị bắt ở cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất…” - Tiên vừa khóc vừa kể lại hành trình chuyến bay cô mang theo chiếc valy cất giấu 4,1kg ma túy từ thành phố Doha (Ấn Độ) về tới sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Được nói lời sau cùng, Duy nức nở: “Bị cáo xin Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo. Hôm nay, đứng trước vành móng ngựa, đứng trước mọi người, bị cáo đã mất tất cả, mất tương lai sự nghiệp, làm đau lòng cha mẹ và người thân. Bị cáo xin tòa cho bị cáo một cơ hội để bị cáo có thể được sống, được trở về với gia đình, làm một người có ích” - lời cầu xin sự sống của Duy khiến người mẹ quặn thắt, chết lặng trên băng ghế dài.
Cuối cùng, do được xem xét đặc biệt vì chị em Duy đã tích cực phối hợp với cơ quan điều tra để thu giữ một lượng lớn ma túy còn lại, Hội đồng xét xử chỉ tuyên phạt Duy mức án tù chung thân, Tiên mức án 20 năm tù.
Nhìn bóng hai nữ sinh lên xe về trại, người mẹ lật đật chạy theo vài bước thì khụy xuống. Dẫu con thoát án tử hình nhưng với một người mẹ, bất cứ sự trừng phạt nào của pháp luật đối với con cũng thật đau đớn. Tất cả cũng chỉ vì không vượt qua được cám dỗ của đồng tiền và đó là cái giá phải trả. Trong vòng xoáy tội lỗi ma túy – tiền và án , không ít thiếu nữ Việt đã tự đóng cửa tương lai của mình từ khi nào không hay biết !
M.Phượng