- Kể từ khi xuất hiện con rắn “đẻ trứng trên xe máy”, những câu chuyện kỳ bí nói
lên sự “linh thiêng” của “ngài” đã được nhiều người dân truyền tai nhau. Cả làng
Tân Quang (Can Lộc, Hà Tĩnh) đều tin đó là xà linh, di sản sống của làng nên sau
khi “ngài” xuất hiện 10 ngày, họ đã tiến hành xây một ngôi miếu để thờ phụng,
đưa “ngài” vào ở.
Lời “thầy” phán
Có mặt tại điểm thờ rắn ở xã Tùng Lộc, mọi người dễ dàng nhận ra vai trò “lớn”
của ông Hà Phan và một người thầy cúng tên Sơn. Riêng về phần phục vụ cho khách
đến thắp hương, chăm sóc cho “ngài” thì nhiều nhưng có một thiếu niên khoảng 15
tuổi là gần “ngài rắn” hơn cả.
Tin là rắn thần, cả người dân trong làng, cả khách thập phương quỳ gối vái lạy, thắp hương trước con rắn sống. Sự việc đã diễn ra 3 tuần nhưng huyện Can Lộc và các cơ quan chức năng không hề hay biết |
Tiếp tục câu chuyện nói về sự “linh ứng” của rắn, ông Hà Phan kể, khi đưa “ngài”
ở tại cột thiên đài do ông Huân lập nên, có một số người nửa tin nửa ngờ, nói đó
chỉ là rắn nước bình thường nên đã đem thả đi đâu mất.
Đến khoảng 11h trưa ngày 30/02 AL (ngày 20/4) thì thầy Sơn (vị thầy cúng trong làng) đã “phán” chắc như đinh đóng cột với dân làng là vào trưa ngày 21/4 (giờ ngọ ngày 1/4AL) thì “rắn thần” sẽ về với dân làng. “Không chỉ thế, thầy Sơn còn nói rằng trước khi rắn về còn có thần gió nổi lên đưa đi, tiếp đến là thần mưa sẽ đưa về.”, ông Phan kể.
Trong tờ giấy ghi lại chuyện lạ mà chúng tôi cũng được phát khi đến xem rắn cũng có ghi lại sự việc này. Lúc đó dân làng xôn xao, nửa tin nửa ngờ. Vào 12h, một số người như anh Giáp, ông Luân, bà Chính ra đón nhưng chờ mãi không thấy.
“Đến khoảng 12h thì tự nhiên bà Chính thấy một con cóc ở bên trạm điện nhảy ra. Tiếp sau đó là rắn thần xuất hiện. Ai cũng bảo là thầy Sơn nói đúng, chỉ có sai giờ. Khi rắn về, khoảng 3-4h sáng ngày hôm đó có gió lớn, buổi sáng có mưa, và cóc cùng rắn đi về”.
Đến khoảng 11h trưa ngày 30/02 AL (ngày 20/4) thì thầy Sơn (vị thầy cúng trong làng) đã “phán” chắc như đinh đóng cột với dân làng là vào trưa ngày 21/4 (giờ ngọ ngày 1/4AL) thì “rắn thần” sẽ về với dân làng. “Không chỉ thế, thầy Sơn còn nói rằng trước khi rắn về còn có thần gió nổi lên đưa đi, tiếp đến là thần mưa sẽ đưa về.”, ông Phan kể.
Trong tờ giấy ghi lại chuyện lạ mà chúng tôi cũng được phát khi đến xem rắn cũng có ghi lại sự việc này. Lúc đó dân làng xôn xao, nửa tin nửa ngờ. Vào 12h, một số người như anh Giáp, ông Luân, bà Chính ra đón nhưng chờ mãi không thấy.
“Đến khoảng 12h thì tự nhiên bà Chính thấy một con cóc ở bên trạm điện nhảy ra. Tiếp sau đó là rắn thần xuất hiện. Ai cũng bảo là thầy Sơn nói đúng, chỉ có sai giờ. Khi rắn về, khoảng 3-4h sáng ngày hôm đó có gió lớn, buổi sáng có mưa, và cóc cùng rắn đi về”.
Theo những người có “trách nhiệm” ở đây, “ngài” rắn sống bằng nước C2, bột dinh dưỡng và nước hoa quả tươi? |
Ông Phan khẳng định rằng, tuy là “rắn thấn” nhưng lại biết nghe theo sự điều
khiển của con người (một số người). Ông kể, “rắn thần” rất biết tôn ti, kính
trọng người cao tuổi. Nếu có vị cao tuổi nào trong làng đến khấn tên tuổi, sau
đó đưa tay ra bắt thì rắn sẽ bắt tay, hoặc mời “ngài” bò lên thì thì rắn sẽ bò
lên quấn vào tay? “Có lần có một người đàn ông xúc phạm đến ngài thì lập tức
ngài bò lên tay, quấn chặt 5 vòng. Mãi nhiều tiếng sau đó mới chịu thả ra.”, ông
Hà Phan tiếp tục kể.
Để chứng minh rằng rắn biết nghe theo điều khiến của người, ông Phan đã bảo cậu thiếu niên vào biểu diễn cho nhiều người xem. Cậu bé dùng tay bắt rắn cho vào chậu nước để tắm. Sau đó mời “ngài” lên nằm trên bàn đặt lễ. Thế nhưng, mời mãi nhưng “ngài” không chịu lên.
Một câu chuyện khác mà nhóm P.V cũng được tận mắt chứng kiến, chập tối ngày 3/5, người đàn ông mà dân làng hay gọi là “thầy” Sơn đã vào khu vực rắn đang nằm, mang theo chén nước C2 (nước ngọt) để “mời” rắn uống. Ông Sơn để chén nước sát miệng rắn, thế nhưng, “thầy” mời mãi nhưng “ngài” chẳng bò vào để uống. Chờ không được, ông Sơn dùng tay kéo đầu rắn vào trong chén nước trước sự chứng kiến của nhiều người. Những người đến sau không chứng kiến cảnh đó thì lại trầm trồ bàn tán, “rắn biết uống nước ngọt ?!”.
Để chứng minh rằng rắn biết nghe theo điều khiến của người, ông Phan đã bảo cậu thiếu niên vào biểu diễn cho nhiều người xem. Cậu bé dùng tay bắt rắn cho vào chậu nước để tắm. Sau đó mời “ngài” lên nằm trên bàn đặt lễ. Thế nhưng, mời mãi nhưng “ngài” không chịu lên.
Một câu chuyện khác mà nhóm P.V cũng được tận mắt chứng kiến, chập tối ngày 3/5, người đàn ông mà dân làng hay gọi là “thầy” Sơn đã vào khu vực rắn đang nằm, mang theo chén nước C2 (nước ngọt) để “mời” rắn uống. Ông Sơn để chén nước sát miệng rắn, thế nhưng, “thầy” mời mãi nhưng “ngài” chẳng bò vào để uống. Chờ không được, ông Sơn dùng tay kéo đầu rắn vào trong chén nước trước sự chứng kiến của nhiều người. Những người đến sau không chứng kiến cảnh đó thì lại trầm trồ bàn tán, “rắn biết uống nước ngọt ?!”.
Xây miếu thờ sống
Cụ ông tên Hà Phan tiếp tục câu chuyện “linh ứng”, kể từ khi xuất hiện rắn thì
cũng đã có 3 con cóc xuất hiện. Ban đầu là cóc vàng, dẫn rắn về nơi thiên đài.
Kế đó là con cóc đen thỉnh thoảng cũng xuất hiện với rắn. Và cuối cùng là con
cóc nhỏ. Theo ông Phan, chỉ duy nhất một lần cóc xuất hiện vào ban ngày, còn lại
thì chỉ đêm đến, cóc mới về chơi với rắn. “Có khi cóc ngồi trên tượng hổ phía
tây, rắn cưỡi lên tượng hổ phía đông, chầu vào nhau”, ông Phan kể.
Thầy cúng tên Sơn không “mời” được “ngài” vào uống C2 nên đã dùng tay kéo vào chén nước C2. Nhiều người đến sau cứ nghĩ là rắn bò vào uống nước ngọt |
“Kỳ lạ thay, khoảng 19-20h đêm thì xuất hiện con cóc đen, có đêm xuất hiện cóc
vàng ra nhảy múa vui chơi cùng thần rắn. Một điều kỳ lạ nữa khi khách thập
phương đến cầu xin ngài, ngài ngẩng đầu lên chào khách và có khi khách ngả bàn
tay mời ngài lên thì tự nhiên ngài bò lên người khách đó”, trích đoạn trong tờ
giấy ghi lại sự tích mà một số người đã phô tô, truyền tay.
Theo cụ Phan, “thầy” Sơn thì “ngài rắn” sống bằng nước C2, cam tươi vắt và bột ngũ cốc dinh dưỡng. Và hình dáng, màu sắc của rắn cũng thay đổi liên tục. Khi thì màu vàng, khi thì hơi đen... Và đặc biệt là “ngài” không có lưỡi?. Kể từ khi đưa “ngài” ra ở khu vực trạm điện Tân Dân, một số người đã rào kín thiên đài và lập bàn thờ thờ sống rắn. Thông tin một đồn mười, mười đồn trăm. Hàng ngày có tới hàng trăm người đến xem, thắp hương, cầu khấn.
Một chiếc “hòm công đức” cũng đã được lập ra đặt bên cạnh bàn thờ. Ban đầu khi chưa có sổ sách, những người có “trách nhiệm” ở đây đã ghi lại đóng góp trên tường trạm điện bằng than. Đến nay thì đã có sổ sách đầy đủ. Theo ông Hà Phan, cao điểm có ngày tiền công đức lên tới gần 5 triệu đồng.
Theo cụ Phan, “thầy” Sơn thì “ngài rắn” sống bằng nước C2, cam tươi vắt và bột ngũ cốc dinh dưỡng. Và hình dáng, màu sắc của rắn cũng thay đổi liên tục. Khi thì màu vàng, khi thì hơi đen... Và đặc biệt là “ngài” không có lưỡi?. Kể từ khi đưa “ngài” ra ở khu vực trạm điện Tân Dân, một số người đã rào kín thiên đài và lập bàn thờ thờ sống rắn. Thông tin một đồn mười, mười đồn trăm. Hàng ngày có tới hàng trăm người đến xem, thắp hương, cầu khấn.
Một chiếc “hòm công đức” cũng đã được lập ra đặt bên cạnh bàn thờ. Ban đầu khi chưa có sổ sách, những người có “trách nhiệm” ở đây đã ghi lại đóng góp trên tường trạm điện bằng than. Đến nay thì đã có sổ sách đầy đủ. Theo ông Hà Phan, cao điểm có ngày tiền công đức lên tới gần 5 triệu đồng.
Một ngôi miếu thờ khang trang đã được dựng lên. Sự việc kéo dài hơn 20 ngày đã làm xáo trộn làng quê vốn yên bình, nhưng chính quyền gần như không biết. |
Thấy khu vực ngài ở quá chật hẹp, “ban quản lý lâm thời” đã bàn bạc thống nhất
xây một ngôi miếu bên cạnh trạm điện để rước “ngài” vào ở cho mát mẻ, và cũng là
nơi để mọi người đến hành lễ cho “đàng hoàng”. “Miếu xây hết 23 triệu, tất cả là
tiền đóng góp, công đức của các cá nhân. Dự kiến ngày 19 AL tới đây sẽ khánh
thành miếu. Chúng tôi sẽ thông báo lên cả truyền hình, mời về quay. Lúc đó chú
nhớ về dự cho vui”, một cụ ông nói với tôi.
Câu chuyện con rắn sống được suy tôn là xà linh, thần thánh vẫn chưa kết thúc ở thôn Tân Quang, xã Tùng Lộc. Làng quê yên bình bao đời nay bỗng náo động chỉ vì một con rắn. Họ quá tin vào một điều gì đó thiêng liêng không thể chứng minh được.
Những câu chuyện có phần thêu dệt được truyền tai, phát tờ rơi, quảng cáo thông tin một cách có chủ ý khiến sự việc ngày càng phức tạp. Nhiều người hành nghề “mê tín dị đoan” từ các địa phương khác cũng đã tìm về. Thế nhưng, chính quyền xã thì gần như im lặng, còn lãnh đạo huyện, các cơ quan chức năng thì không hề hay biết (?!).
Câu chuyện con rắn sống được suy tôn là xà linh, thần thánh vẫn chưa kết thúc ở thôn Tân Quang, xã Tùng Lộc. Làng quê yên bình bao đời nay bỗng náo động chỉ vì một con rắn. Họ quá tin vào một điều gì đó thiêng liêng không thể chứng minh được.
Những câu chuyện có phần thêu dệt được truyền tai, phát tờ rơi, quảng cáo thông tin một cách có chủ ý khiến sự việc ngày càng phức tạp. Nhiều người hành nghề “mê tín dị đoan” từ các địa phương khác cũng đã tìm về. Thế nhưng, chính quyền xã thì gần như im lặng, còn lãnh đạo huyện, các cơ quan chức năng thì không hề hay biết (?!).
Nhóm PV