- Chiều 11/5, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế Hà Nội đã đình chỉ công tác quản lý, điều hành Khu điều trị nội trú đối với Phó Giám đốc Trung tâm da liễu Hà Đông Vũ Văn Trình.
Ông Cường cho biết, ông Trình đang trong quá trình làm kiểm điểm, báo cáo vụ việc. Hiện công tác quản lý điều hành Khu Điều trị nội trú được giao lại cho Phó giám đốc Lương Thị Hạnh.
Ngoài ra, các hộ lý trực tiếp mang gạo sống, thịt sống và rau xanh cho 21 bệnh nhân phong tàn phế mà không có sự trợ giúp cho họ cũng đang phải làm kiểm điểm theo yêu cầu của Sở Y tế Hà Nội.
Ông Nguyễn Việt Cường cũng cho biết thêm ngay sau khi có thông tin đầu tiên về vụ việc trên báo chí, ngày 6/5, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã xuống làm việc với lãnh đạo Trung tâm để kịp thời giải quyết vụ việc.
Theo ông Cường, việc bệnh nhân được cấp gạo, thịt, rau sống là có thật (chứ không phải bị bỏ đói, không được cấp gì để ăn). Trong số 21 bệnh nhân phong được cấp thức ăn sống vẫn có vài người có bếp riêng, những người không có bếp đã nhờ những người có bếp nấu hộ.
Tuy nhiên, ông Cường khẳng định: “Dù bệnh nhân có bếp riêng nhưng chuyện cấp thực phẩm sống thay vì nấu chín cho bệnh nhân phong bị tàn phế chỉ vì lý do bếp tập thể hết gas cũng là việc làm có lỗi, khó có thể được chấp nhận”.
Thực tế, trước đây trung tâm này dùng bếp củi để nấu cơm cho bệnh nhân và việc dùng bếp gas mới được đưa vào sử dụng 2 tuần trở lại đây. “Đến ngày 4/5 thì gas hết nhưng các hộ lý cũng không có cách xử lý linh hoạt (như dùng bếp củi thay thế tạm thời chẳng hạn), khiến sự việc phát sinh”, ông Cường nói.
Hiện lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm phải làm báo cáo đầy đủ bằng văn bản, gửi về Sở trước ngày 14/5. Ngoài ra, để đảm bảo Trung tâm hoạt động có trật tự, quy củ, ông Cường cho biết Sở đã yêu cầu Bệnh viện Da liễu Hà Nội cử một kíp bác sĩ và điều dưỡng vào giúp đỡ Trung tâm Da liễu Hà Đông để rà soát lại toàn bộ quy trình khám, điều trị, cấp phát thuốc cho người bệnh.
Cẩm Quyên
Ông Cường cho biết, ông Trình đang trong quá trình làm kiểm điểm, báo cáo vụ việc. Hiện công tác quản lý điều hành Khu Điều trị nội trú được giao lại cho Phó giám đốc Lương Thị Hạnh.
Ngoài ra, các hộ lý trực tiếp mang gạo sống, thịt sống và rau xanh cho 21 bệnh nhân phong tàn phế mà không có sự trợ giúp cho họ cũng đang phải làm kiểm điểm theo yêu cầu của Sở Y tế Hà Nội.
Bệnh nhân phong ở Trung tâm da liễu Hà Đông không còn khả năng tự sinh hoạt nhưng được phát đồ ăn sống khiến họ phải nhịn đói cả ngày (Ảnh: GDVN) |
Theo ông Cường, việc bệnh nhân được cấp gạo, thịt, rau sống là có thật (chứ không phải bị bỏ đói, không được cấp gì để ăn). Trong số 21 bệnh nhân phong được cấp thức ăn sống vẫn có vài người có bếp riêng, những người không có bếp đã nhờ những người có bếp nấu hộ.
Tuy nhiên, ông Cường khẳng định: “Dù bệnh nhân có bếp riêng nhưng chuyện cấp thực phẩm sống thay vì nấu chín cho bệnh nhân phong bị tàn phế chỉ vì lý do bếp tập thể hết gas cũng là việc làm có lỗi, khó có thể được chấp nhận”.
Thực tế, trước đây trung tâm này dùng bếp củi để nấu cơm cho bệnh nhân và việc dùng bếp gas mới được đưa vào sử dụng 2 tuần trở lại đây. “Đến ngày 4/5 thì gas hết nhưng các hộ lý cũng không có cách xử lý linh hoạt (như dùng bếp củi thay thế tạm thời chẳng hạn), khiến sự việc phát sinh”, ông Cường nói.
Hiện lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm phải làm báo cáo đầy đủ bằng văn bản, gửi về Sở trước ngày 14/5. Ngoài ra, để đảm bảo Trung tâm hoạt động có trật tự, quy củ, ông Cường cho biết Sở đã yêu cầu Bệnh viện Da liễu Hà Nội cử một kíp bác sĩ và điều dưỡng vào giúp đỡ Trung tâm Da liễu Hà Đông để rà soát lại toàn bộ quy trình khám, điều trị, cấp phát thuốc cho người bệnh.
Cẩm Quyên