- Sau khi những bài viết liên quan đến tình trạng “đi đẻ bị bỏ rơi” và câu chuyện “bệnh nhân đuối lý trước bệnh viện” được đăng tải, VietNamNet nhận được nhiều phản hồi đồng tình của bạn đọc. Trong số những phản hồi đó, bạn đọc không giấu giếm nỗi lo lắng, bức xúc khi không được thụ hưởng những dịch vụ tối thiểu một cách đầy đủ đúng như quyền lợi mà đáng ra họ được hưởng.
>>Những sản phụ 'đơn thương độc mã'
>>Sản phụ chết, gia đình đuối lý trước bệnh viện
>>Đi đẻ bị “bỏ rơi”: Chuyện thường ngày ở huyện?
Đi đẻ bị bỏ rơi: Hãi
lắm!
Bạn đọc tên Bình thuật lại câu chuyện của mình. Chị cho biết chị sinh con năm
2009, có tí quen biết và biếu xén y tá trước nên trong quá trình sinh cũng được
quan tâm hơn một chút so với sản phụ khác.
Chị Bình chia sẻ: “May mà mình mang điện thoại theo bên người nên có thể gọi
điện thông báo cho người nhà chờ bên ngoài chứ nếu không thì đúng là bên ngoài
mù thông tin.
Mình vào phòng đẻ từ 6h sáng, đến hơn 2h chiều mới đẻ, rồi chuyển vào phòng hậu sinh từ 3h nằm đến hơn 7h tối mà có được nhìn thấy người nhà tí nào đâu, người nhà cũng không hỏi được bác sỹ câu nào. Đi đẻ mà không có ai ở bên, bị bỏ rơi thì hãi lắm”.
Các sản phụ rất lo lắng khi không được theo dõi, chăm sóc sát sao khi chuyển dạ |
Bệnh nhân tên Hải thì bức xúc: “Chẳng riêng ở viện Phụ sản đâu ạ, tôi sinh 2 lần ở 2 viện khác nhau thì cả 2 lần đều phải tự vượt qua cửa ải một mình, lúc vào phòng hậu phẫu (mổ đẻ) thì chỉ có mình với cái máy bên cạnh thôi.
Gọi y tá thì phải đợi
rất lâu và cuối cùng thì chẳng có người vào! Có cậu thanh niên mổ xong cũng đưa
vào phòng đó, bị hết thuốc mê giật tung cả dây rợ ra mà y tá, bác sĩ chẳng thấy
đâu. Phải đợi đến sản phụ gọi hộ mới à ừ rồi vào quát anh kia thượng hạ lên”.
Bạn đọc Hoàng Sơn tuy không phải sản phụ nhưng đã 2 lần đưa vợ đi sinh con đã
chia sẻ câu chuyện của mình: “Tôi là cha của 2 trẻ. Vấn đề báo nêu hoàn toàn
đúng và không chỉ ở viện Phụ sản HN mà ở tất cả các viện khác, gia đình không
biết tin tức về vợ con như thế nào cả ngày trời.
Bên trong thì, khi sản
phụ nhờ bác sỹ hay hộ lý việc gì sẽ nhận được thái độ khó chịu ra mặt. Dạo này
sản phụ và nhân dân kêu ca về y đức nhiều quá”.
Thông tin các sản phụ tử vong rồi bị bỏ rơi trong lúc trở dạ đặc biệt khiến
những người đang có bầu lo lắng. Bạn đọc Hạnh Thu cho biết: “Tôi đang có bầu
và sắp sinh em bé, đọc những thông tin này tôi rất bất an.
Trong sinh đẻ cũng khó
nói trước được nên đòi hỏi phải có sự theo dõi sát sao của bệnh viện và bác sĩ
để phát hiện kịp thời những biến chứng, đồng thời có thể chỉ định đẻ mổ kịp
thời. Mặc dù hạn chế đẻ mổ nhưng có những trường hợp nếu không cho đẻ mổ kịp mà
cứ bắt đẻ thường thì nguy cơ tử vong rất lớn”.
Không gì thay thế được lương tâm bác sỹ
Cho rằng hệ thống thanh tra y tế độc lập hiện chưa có khiến quá trình khiếu nại
của bệnh nhân gặp khó khăn là thực tế cần phải xem xét, bạn đọc Thành Nam còn
nhấn mạnh thêm: “Dù rằng thiếu hệ thống kiểm tra độc lập (chúng ta có thể học
hỏi được từ các nước đã phát triển: Mỹ, Nhật, Úc...) nhưng hệ thống đó cũng
không thể thay thế được lương tâm nghề nghiệp của các y tá, bác sỹ chăm sóc trực
tiếp cho bệnh nhân được”.
Nhiều bệnh nhân tỏ ra bàng quan trước trách nhiệm của các bệnh viện, bác sỹ hiện
nay nếu có xảy ra sự cố. “Chỉ khi có người thiệt mạng thì người nhà mới bùng
lên. Còn không thì đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Có hòm phiếu góp ý ở mỗi bệnh viện
nhưng chỉ làm lấy lệ, có góp ý ai đọc, ai nghe?”, bạn đọc Minh Lý băn khoăn.
Sản phụ và người nhà nằm nghỉ ngoài hành lang BV Phụ sản TW |
Bạn đọc Thành Kim đồng
tình với ý kiến của TS Lý Ngọc Kính khi ông cho rằng “không
có bác sĩ nào chủ tâm làm sản phụ chết..." nhưng bạn đọc này cũng
khẳng định “không có thân nhân nào muốn làm khó hay kiện bệnh viện. Nếu các bác
sĩ và bệnh viện xem những sản phụ đó là người thân của mình thì vấn đề và hậu
quả sẽ khác đi”.
Theo bạn đọc này, việc biện bạch cho rằng do nguyên nhận chủ quan này, khách
quan kia dẫn đến sản phụ chết đều không do lỗi của ngành y tế là không được. “Khi
đưa sản phụ vào viện thì vẫn khỏe mạnh, còn đón về là thây ma thì thử hỏi cần
phải giải đáp thế nào cho thỏa đáng?”.
Bạn đọc Trần Văn Chu chốt lại: “Đúng là không bác sĩ hay y tá nào có chủ tâm
làm sản phụ chết. Nếu có chủ tâm thì hết chỗ nói rồi. Vấn đề là cần nâng cao
trách nhiệm của mỗi bác sĩ, y tá để không có những cái chết đáng tiếc.
Theo tôi thấy nhiều bác
sĩ làm công tác xét nghiệm, siêu âm chưa làm đúng mức trách nhiệm của mình, chỉ
làm qua loa là xong. Có sản phụ bị thai lưu mà siêu âm cũng chả biết”.
Ngọc Anh (Tổng hợp)