- Trình đứng bên cạnh bàn
thờ bố mẹ lạy trả khách đến viếng. Gương mặt em rầu rầu. Cả hai trụ cột trong
gia đình đột ngột ra đi. Gánh nặng bản thân và tương lai của đứa em gái bây giờ
sao đây?
>>
Bất thường, xe khách gặp nạn đột ngột tăng tốc
>>
Nóng trong tuần: Tai nạn thảm khốc, 34 người chết
>>
Nhói lòng bệnh nhân nhí sau tai nạn thảm khốc
>>
Vụ tai nạn thảm khốc: Bất thường trên đường?
>>
Tiếng khóc nghẹn sau tai nạn thảm khốc
>>
Tai nạn thảm khốc trên sông Sêrêpôk: Tang tóc quê nghèo
Cha chết, mẹ nguy kịch…
Đó là trường hợp cô bé Nguyễn Thị Thủy Tiên, con vợ chồng anh Nguyễn Xuân Côi và
chị Đinh Thị Anh Thủy. Cả gia đình này đã bị nạn trong tai nạn lật xe rơi xuống
cầu Serepok vào đêm 17/5.
Anh Côi tử vong. Thi thể đã
được chuyển về quê nhà ở Bình Phước. Nằm lại đây, hai mẹ con nhưng chị Thủy đang
trong tình trạng thập tử nhất sinh...
Chúng tôi ghé vào một giường bệnh không xa giường bé Thủy Tiên đang nằm. Nhìn
qua, bé quay mặt ra ngoài nhìn mọi người. Gương mặt trầm buồn, đôi mắt đờ đẫn…
Tôi bước đến bên giường, thấy người lạ, cô bé lấy tay che mặt. Một lát cánh tay
che mặt nhích dần xuống. Len lén nhìn tôi, bé thỏ thẻ hỏi “Chú ơi, ba con đâu
rồi ? Mẹ con đi đâu sao không vào chơi với con ?”.
Bé Thủy Tiên trên giường bệnh |
Trong khi đó, trên lầu 3,
chị Thủy tuy đã hồi tỉnh nhưng vết thương vẫn còn trong tình trạng nguy hiểm.
Vừa mở mắt nhìn chung quanh, hai hàng nước mắt lăn xuống trên khóe mắt. Chị thều
thào khiến bà Nguyễn Thị Yên, mẹ chị phải kê tai vào sát mới nghe được.
Bà Yên cho biết: Nó hỏi chồng con nó ra sao ? Thêm một câu hỏi khó trả lời.
Chiều hôm ấy, chị được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy. Bé Thủy Tiên một mình ở lại.
Tương lai vô định của những đứa trẻ
Trong căn nhà nhỏ ở thôn 4 xã Ea Lai (H. M’Đrak, tỉnh Đăk Lăk) là không khí tang
tóc bao trùm. Bên trong, một bàn thờ mới toanh vừa được lập lên trong mấy ngày
gần đây.
Di ảnh người quá cố, đôi vợ chồng chưa qua tuổi trung niên. Anh Ven Gia Lập và chị Hồ Thị Thủy, hai nạn nhân tử vong trong tai nạn trên cầu Serepok.
Ba đứa trẻ với ba vành khăn tang (ảnh Văn Kỳ) |
Nhìn qua hai di ảnh, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi thương cho phận đời gian nan. Cả hai anh chị sống lầm lũi quanh năm với vài sào rẫy. Cây trái hoa màu trong rẫy nuôi sống cả một gia đình gồm hai vợ chồng và 3 đứa con thơ.
Con trai đầu, Ven Gia Trung 11 tuổi, tiếp đến là hai cô con gái Ven Thị Liên 7 tuổi và Ven Thị Ngọc 3 tuổi, vốn là những đưa trẻ ăn chưa no lo chưa tới.
Cuộc sống đang bình yên thì
một biến cố xảy đến: chị Hồ Thị Thủy phát hiện có khối u ở gan. Cả nhà như tối
sầm lại nhưng còn nước còn tát. Anh đưa chị về TP.HCM chữa bệnh trên chuyến xe
Quyết Thắng oan nghiệt kia vào cái đêm định mệnh. Cả hai vợ chồng đều tử nạn.
Nhìn những vành khăn tang trên đầu ba đứa trẻ, bà con chung quanh không ai không
chạnh lòng. Những ngày sắp tới sẽ ra sao với chúng? Chưa đứa nào đủ sức nuôi
thân huống chi là phải đùm bọc nhau ?
Đứng bên cạnh bàn thờ mẹ cha - ba khuôn mặt đều đượm nét ưu tư. Vành khăn tang
trên đầu chúng như buột chặt cả tương lai ba đứa trẻ. Bé Ngọc nhỏ nhất như không
biết được nỗi đau vừa lạy xong đã chạy ra sân nô đùa. Bé Liên tìm một góc lặng
lẽ, phút chốc nhớ mẹ đôi mắt đỏ hoe.
Cháu Trung vẫn đứng cạnh bàn thờ tay cầm gậy đáp trả những ai đến viếng. Nhìn
đôi mắt cháu, tôi đọc được chút lo lắng trong trí óc non nớt của Trung: “Phải
làm gì để thay cha mẹ nuôi em ?”.
Mấy ngày trước khi xảy ra thảm họa trên cầu Serepok, em Lê Công Trình, sinh viên
Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM rất vui khi được tin cuối tuần này mẹ và
em gái theo xe của bố vào thăm.
Niềm vui chưa trọn, sáng 18/5, như sét đánh ngang tai, em nhận được tin bố và mẹ đều chết, em gái bị thương trên chuyến xe tối 17/5 khi ngang qua cầu Serepok.
Nỗi đau, sau vụ thảm nạn cầu Serepok sẽ còn rất lâu mới nguôi ngoai |
Cha của em, anh Lê Công
Bằng là tài xế thứ 2 của chuyến xe này. Khi xảy ra tai nạn chưa đến lượt anh cầm
lái.
Vừa đến nhà, cũng kịp lúc chuẩn bị liệm, Trình đã lặng người nhìn cha mẹ lần
cuối cùng trước khi họ vĩnh viễn về với lòng đất lạnh. Phía sau trong căn phòng
nhỏ, tiếng của em gái khóc thét lên vì đau. Lẫn trong tiếng khóc là tiếng
kêu...“mẹ ơi, ba ơi”. Tâm can mọi người có mặt chừng như thắt lại.
Chúng tôi gặp Trình khi em đứng bên cạnh bàn thờ bố mẹ lạy trả khách đến viếng.
Gương mắt em rầu rầu. Cả hai trụ cột trong gia đình đột ngột ra đi. Gánh nặng
bản thân và tương lai của đưa em gái bây giờ sao đây?
Đành rằng bà con họ hàng của em đều khá giả nhưng ai có cuộc sống người nấy. Có
chăng chỉ là sự đỡ đần trong lúc ngặt nghèo, làm sao bằng được lúc còn cả bố, mẹ
? Liệu em có còn tiếp tục học hay nửa đường đứt gánh để mưu sinh và nuôi em ?
Câu hỏi không dễ gì trả lời, nhất là khi em vừa trải qua những đau thương cùng
cực...
Trần Chánh Nghĩa