- “Nếu kiểm tra phát hiện hộp đen có sự cắt xén, phải bổ sung, nếu không sẽ rút giấy chứng nhận đơn vị lắp đặt …” - ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT trước thực tế có nhiều doanh nghiệp vận tải lắp hộp đen bị cắt xén chị tiết dẫn tới việc sử dụng không hiệu quả.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến “giờ G” (1/7) chốt
hạn lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) đối với các phương tiện thuộc
dạng bắt buộc theo quy định. Tuy nhiên, số doanh nghiệp đã lắp đặt hộp đen hiệu
quả khai thác còn chưa cao trong khi hệ thống văn bản chưa được ban hành đầy đủ,
chế tài xử phạt chưa có…
Lắp đặt để…đối phó
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ VN: Trên cả nước chỉ có khoảng 15% tổng số
phương tiện, thuộc các đơn vị vận tải quản lý tập trung, quan tâm đến khai thác
thiết bị phục vụ cho quản lý và đảm bảo an toàn giao thông.
Số còn lại phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã quản lý theo mô hình dịch vụ - hỗ trợ mặc dù có lắp đặt nhưng chủ yếu chỉ để được kiểm định và cấp phù hiệu kinh doanh vận tải chứ không phải vì mục đích quản lý.
Một số đơn vị vận tải khi lắp hộp đen đã cắt xén các chi tiết về quản lý như: cảnh báo vượt tốc độ, thiếu cổng cắm USB để quản lý thông tin về lái xe. (Ảnh: minh hoạ) |
Mới đây, trong văn bản gửi Bộ GTVT liên quan đến việc lắp đặt thiết bị GPS, ông
Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, các doanh nghiệp vận
tải cả nước đã đầu tư khoảng 200 tỷ đồng để lắp đặt hộp đen cho 35.000 xe và ký
hợp đồng với các doanh nghiệp lắp đặt GPS được Bộ cấp Giấy chứng nhận thiết bị
hợp chuẩn.
Tuy nhiên, đại đa số doanh nghiệp
vận tải không biết “Quy định kỹ thuật” được quy định tại Thông tư
08/2011/TT-BGTVT nên khi nghiệm thu không giám sát được chất lượng của hộp đen.
“Phần lớn các doanh nghiệp đều không giám sát được chất lượng. Hay một số đơn
vị chỉ lắp để đối phó mà không sử dụng…” - ông Liên đánh giá.
Ông Liên đưa ra dẫn chứng, một số đơn vị vận tải tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) khi
lắp hộp đen đã cắt xén các chi tiết về quản lý như: cảnh báo vượt tốc độ, thiếu
cổng cắm USB để quản lý thông tin về lái xe... Thậm chí lái xe cũng không biết
được tính năng cảnh báo khi vượt quá tốc độ, hộp đen phát cảnh báo thì lái xe
lại yêu cầu đơn vị lắp đặt cắt tiếng kêu vì gây điếc tai, khó chịu.
“Các chủ xe tư nhân chạy hợp đồng du lịch chỉ lắp để đối phó kiểm định và xin
cấp phép, còn tính năng của hộp đen bị cắt xén thì không ai quản lý” - ông
Liên bổ sung.
Hộp đen không đầy đủ chi tiết thì.. rút giấy phép
Thời điểm 1/7 đã cận kề nhưng trong các văn bản, thông tư hiện nay của luật vẫn
chưa có chế tài nào xử phạt doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị hộp đen nếu
không đạt chuẩn.
Hiện nay, trên cả nước, vẫn còn không ít Sở GTVT chưa có hệ thống máy chủ để
kiểm tra, theo dõi hoạt động của các loại xe thông qua hộp đen. Do đó, thủ tục
kiểm tra, giám sát chất lượng hộp đen chủ yếu căn cứ vào... báo cáo của doanh
nghiệp vận tải.
Bên cạnh đó, trên các quốc lộ, tuyến đường trọng yếu chưa có một trạm hoặc trung
tâm kiểm soát hoạt động của ôtô thông qua hộp đen. Lực lượng công an, thanh tra
vẫn chưa được trang bị đầy đủ máy móc để kiểm tra, xử lý các loại xe lắp đặt hộp
đen.
Trước tình hình trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cục
Đăng kiểm Việt Nam khi xét xe theo chu kỳ cần kiểm định các tính năng kỹ thuật
của hộp đen theo tiêu chuẩn quy định.
Tổng cục Đường bộ cũng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý vận tải, cập nhật
thường xuyên các thông số cơ bản từ hộp đen để phục vụ kiểm soát và chấn chỉnh
các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
“Nếu kiểm tra phát hiện hộp đen có sự cắt xén, phải bổ sung, nếu không sẽ rút
Giấy chứng nhận đơn vị lắp đặt. Ngoài ra, cần có văn bản quy định các đơn vị vận
tải phải lưu giữ thông tin tại đơn vị, thời hạn lưu giữ, phải có người giám sát
hoạt động để nhắc nhở, giáo dục lái xe chấp hành pháp luật…” - ông Liên kiến
nghị.
Vũ Điệp