- “Từ 1/7 chỉ có 12 Sở GTVT sẽ được cấp phép mẫu giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET được đưa vào sử dụng. Hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM vẫn chưa triển khai thực hiện đổi bằng lái mới”.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết như vậy.
Được biết, đến ngày 1/6 chỉ có
hơn 30 Sở GTVT báo cáo chuẩn bị đủ về trang thiết bị, đường truyền và bố trí cán
bộ vận hành. Trong số đó có 12 Sở GTVT và Tổng cục Đường bộ đủ điều kiện phát
hành bằng lái mới từ ngày 1/7.
GPLX xe mới được đưa vào sử dụng sẽ hình thành cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe toàn quốc để các lực lượng có thể truy cập vào các trường hợp vi phạm từ mức thu hồi giấy phép có thời hạn trở lên đều được cập nhật thông qua hệ thống phần mềm. |
Lý giải cho việc thực hiện không đồng bộ giữa các địa phương được ông Quyền cho biết, là do Tổng cục và các Sở chưa hình dung hết các công việc phải chuẩn bị để phục vụ cho việc cấp đổi GPLX, bởi có nơi đầu tư mua sắm thiết bị chưa kịp thời, nhân lực vận hành quản lý chưa kịp, có nơi thay đường truyền và các điều kiện khác chưa đảm bảo.
“Dựa trên cơ sở đó, Tổng cục chỉ quyết định cho 12 Sở Giao thông Vận tải ở các tỉnh đã đủ điều kiện cấp phép. Với những địa phương khác, Tổng cục đề nghị sau 1/7 sẽ tiếp tục sử dụng phôi bằng lái hiện hành nhưng không quá ngày 1/7/013 sẽ triển khai cấp, đổi trên cả nước” - ông Quyền khẳng định.
Bên cạnh đó, Sở GTVT Hà Nội và TP.HCM cũng sẽ chưa thực hiện cấp GPLX mới từ ngày 1/7 tới đây.
Theo ông Quyền, 2 thành phố lớn chưa thực hiện cấp bởi có số lượng giấy phép lớn nhất, đầu tư thiết bị và cơ sở dữ liệu so với các địa phương khác nhiều hơn nên kinh phí đầu tư, trình tự thủ tục cũng mất rất nhiều thời gian.
Theo ông Quyền, khó khăn lớn nhất là việc đầu tư trang thiết bị phục vụ in GPLX theo công nghệ mới và quản lý hệ cơ sở dữ liệu GPLX. Mỗi tỉnh phải đầu tư khoảng 1 tỉ đồng; Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần đầu tư từ 3 – 4 tỉ đồng.
Ông Quyền cũng đánh giá, việc cấp, đổi GPLX mới cũng sẽ tạo ra được mối liên hệ giữa Tổng cục Đường bộ và CSGT trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu để xử phạt các vi phạm nhằm hiện đại hóa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
“GPLX xe mới được đưa vào sử dụng sẽ hình thành cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe toàn quốc để các lực lượng có thể truy cập vào các trường hợp vi phạm từ mức thu hồi giấy phép có thời hạn trở lên đều được cập nhật thông qua hệ thống phần mềm.
Các cơ quan tuần tra kiểm soát sau khi xử phạt, phải ghi nhận vào cơ sở dữ liệu kịp thời trên cơ sở đó, các đơn vị cấp đổi sẽ tra cứu, tránh tình trạng người vi phạm bị giữ giấy phép lái xe lại khai báo mất…” - ông Quyền nói.
Vũ Điệp