- Có những đối tượng bị bảo vệ bệnh viện bắt vì nghi móc túi nhưng rồi phải thả ra bởi tìm không ra tang vật. Hóa ra kẻ gian tinh vi tới mức giấu tiền trộm cắp vào…chỗ kín.
Vừa ăn cướp vừa la làngĐội trưởng Đội bảo vệ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM Trần Cư nhớ như in trường hợp hai chị em Lê Thị Mỹ Dung (sinh năm 1987) và Lê Thị Kiều Trang (sinh năm 1994), ngụ tại Gò Công - Tiền Giang.
Dung dắt theo Trang và một đứa bé giả bộ đi khám bệnh. Trang trong vai người bệnh. Lợi dụng thân, bệnh nhân sơ hở Dung che chắn cho Trang móc túi tại khu vực phòng khám.
“Rõ ràng bảo vệ nhìn thấy Trang móc được tiền, khi đuổi theo, đương sự chạy vào nhà vệ sinh, lúc quay ra bị bắt giữ đối tượng la toáng lên, viện cớ mình ốm đau còn bị bảo vệ ăn hiếp, vu khống. Chúng tôi nhờ mấy nữ nhân viên khám người không tìm thấy tiền, vào cả nhà vệ sinh lục soát cũng không có. Cuối cùng, lúc bàn giao cho công an, chính người bị hại đã tìm ra Trang giấu tiền trong chỗ kín”, anh Trần Cư lắc đầu ngao ngán.
Anh Cư cho biết nhiều hình thức lừa gạt vô cùng gian xảo đến mức dù bảo vệ có tóm cổ được kẻ gian đành phải thả ra bởi không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Đối tượng T. (nằm trên sàn) giả bộ đau ốm để móc túi thân, bệnh nhân. Ảnh: Thanh Huyền. |
Chẳng hạn như trường hợp của một băng nhóm chuyên
vào bệnh viện xin tiền “đểu”.
Nhóm này gồm hai nam, một nữ, dàn cảnh còn hay hơn diễn viên, khiến không ít
người nhẹ dạ móc túi cho tiền.
Vào lúc 10g 15 ngày 2/7, trong lúc tuần tra bảo vệ phát hiện 3 đối tượng tình
nghi.
Bảo vệ mặc thường phục, âm thầm ngồi theo dõi, đối tượng nữ giả đau ốm, đi khám
bệnh cùng chồng. Chẳng may hai vợ chồng bị kẻ gian móc túi, không có tiền mua vé
xe về quê.
Đối tượng nam còn lại ăn mặc sang trọng, đeo dây chuyền vàng ra vẻ thương cảm,
móc 200 nghìn đồng ra cho và hô hào mọi người trợ giúp người cơ nhỡ.
Bọn chúng đã lợi dụng lòng trắc ẩn của người dân, lừa gần 3 triệu đồng.
Sau khi bị bắt giữ, băng nhóm trên đã nhận tội, số tiền lừa gạt được trả về cho
người bị hại.
Tạo vết thương giả, lợi dụng lòng thương cảm
Cao tay hơn nhóm tội phạm trên, đội bảo vệ Bệnh viện Chợ Rẫy còn ghi nhận một
nhóm xin tiền “đểu” khác.
Đó là tên Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1972 và Nguyễn Thị Kim, sinh năm 1989.
Đối tượng Hùng nhiều lần vào bệnh viện xin tiền “đểu”, mỗi lần đều dẫn theo một
phụ nữ nói là vợ hoặc bà con. Tên Hùng đưa vết thương ngụy tạo trên người ra để
tranh thủ lòng thương của mọi người.
Bảo vệ đã không ít lần cảnh cáo, lập biên bản nhưng Hùng vẫn ngoan cố gây mất
trật tự an ninh trong bệnh viện.
Lần cuối cùng bị bắt giữ Hùng lừa được từ những nạn nhân nhẹ dạ số tiền 1,7
triệu đồng.
Hình thức hoạt động này của tên Hùng tương tự một
cặp vợ chồng giả bộ bệnh nhân xin tiền tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM như Báo
VietNamNet từng đưa tin.
Tại Bệnh viện Ung Bướu, ông chồng giả bộ bị ung thư xâm lấn, bụng quấn tấm gạc
lớn tẩm màu đỏ choét, nhăn nhó, còn bà vợ khóc lóc ầm ĩ. Chúng đã lừa được từ
một cụ bà 100 nghìn đồng.
Vì “đá bát cơm” của đám lưu manh, không ít lần Đội trưởng Trần Cư bị gọi điện
thoại hăm chém, giết.
“Có nhiều vụ phức tạp, chúng tôi phải nhờ công an TPHCM đến hỗ trợ. Các anh
ấy có nghiệp vụ, nắm rõ hồ sơ phạm tội của bọn trộm cắp. Gặp bảo vệ tụi nó lờn
mặt, chỉ khi thấy công an đội 4 chúng mới sợ.”, anh Trần Cư cho biết.
Đội trưởng Đội bảo vệ Bệnh viện Chợ Rẫy đồng thời
cảnh báo người dân: hành vi lừa gạt, trộm cắp của kẻ gian ngày càng tinh vi, để
tránh trở thành nạn nhân bất đắc dĩ, bệnh nhân và người nhà cần nâng cao cảnh
giác, tự bảo vệ mình.
Thân, bệnh nhân tuyệt đối không uống cà phê, nước của người lạ mời (tránh bị
đánh thuốc mê). Nếu có thắc mắc, cần liên hệ thân nhân tìm đến bảo vệ hoặc người
có chức năng giải quyết, không nên cứ thấy người mặc áo bác sĩ thì tin ngay.
Là một bệnh viện lớn, trước đây ngày nào Đội bảo
vệ của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiếp nhận vài vụ lừa gạt, móc túi.
Hiện nay, do lực lượng bảo vệ, công an làm việc rất gắt nên số lượng vụ trộm
cắp, gạt tiền giảm xuống chỉ còn vài trường hợp/tháng.
Thanh Huyền