- Quanh năm chân lấmtay bùn, nhiều bậc cha mẹ tin rằng, thi đỗ Đại học là cơ hội “đổi đời” củacon em mình. Và họ sẵn sàng dốc hết của cải, tâm sức để lo cho con theo đuổiđến cùng cơ hội ấy.

Lo 2 đợt thi, bán sạch 3 sào lúa

Dù nhà trọ chỉ cách điểm thi ĐH Quốc gia Hà Nội chưa đầy 10 phút đi bộ, chị LêThị Hồng (51 tuổi, quê Vũ Thư, Thái Bình) vẫn kiên nhẫn đứng chờ con. Cóhàng chục phụ huynh như chị, đội mưa “thi gan” cùng ông trời.

Chị bảo, dù có về nhà bây giờ cũng nóng ruột, chẳng làm ăn gì được: “Thôithì cứ ngoài này, mưa một tí cũng không sao cả”.

Chị Hồng bảo rằng, cả cuộc đời chỉ quanh quẩn làm ruộng ở quê nên lần đưacon đi thi này cũng là lần đầu tiên chị “được” ra Hà Nội.

Vợ chồng chị có ba người con, chỉ duy nhất côcon gái út học giỏi, nên anh chị đã bảo nhau, bằng mọi giá phải lo cho conhọc hành đến đầu đến đũa.

Chị Hồng ngóng con ở trường thi.

Chẳng rành đường sá, lại sợ tàu xe đông đúc, chật chội nên tôi phải lênđây sớm, từ ngày 30/6. Nhà cấy được ba sào lúa, thu về là bán sạch được 3,7triệu, vợ chồng tôi vun vén hết, để dành đưa con đi thi. Cháu nó thi haiđợt, ở lại Hà Nội cũng ngót mười ngày, lỡ thiếu thì biết xoay ở đâu? Đến lúcấy, lại khổ con, khổ mẹ!” - chị Hồng bộc bạch.

Có bao nhiêu tiền của trong nhà, vợ chồng chị đã dốc hết để đưa con đi thiđại học. Cầm trong tay số tiền lớn vậy nhưng chị vẫn rất lo lắng. Nhẩm tínhtiền thuê trọ, tiền ăn uống hai mẹ con mấy hôm nay đã hao hụt nhiều, chịtrầm giọng bảo: “Mang đi thì mang đi vậy, chứ tôi cũng phải tiết kiệm. Vìthi xong mà hết sạch, thì về nhà ăn bằng gì? Rồi lỡ cháu nó có đỗ, thì cáitiền tàu xe, tiền nhập học chưa biết trông vào đâu?”.

Những câu hỏi ấy cứ ngổn ngang trong đầu người mẹ khiến chị chẳng ăn uống gìđược, chị kể: “Sáng nay hai mẹ con cũng chỉ ăn mì tôm rồi đến trường thi.Tôi mua cho cháu hộp sữa, nhưng nó cứ đẩy đi đẩy lại mãi, ra chừng nhườngmẹ…”.

Nỗi lo lắng đượm buồn trong khóe mắt, nhưng chị vẫn cười, nói rằng được đưacon đi thi thế này là phấn khởi, sung sướng lắm rồi. Sung sướng nữa là cháubiết nghĩ, biết thương bố mẹ, chăm chỉ học hành.

Con bé thấy tôi bán hết thóc lúa đi thì chột dạ, cứ gặng mãi, mẹ bán hếtthế nhà mình còn gì mà ăn? Tôi bảo, con cứ yên tâm học hành, thi cử cho thậttốt. Bố mẹ dù phải vay lãi cho con đi học cũng không tiếc” – chị chiasẻ.

“Còn sống, còn khỏe, mẹ sẽ nuôi con ăn học”

Gian nan hơn chị Hồng, hành trình đưa con gái đi thi đại học của chị PhạmThị Ngát (38 tuổi, quê Trực Ninh, Nam Định) còn vấp phải sự phản đối củangười chồng vốn tính gia trưởng. Chị cho biết mình đã phải hết lời khuyênnhủ, thuyết phục, chồng mới đồng ý cho con thi đại học.

Bằng chất giọng quê chất phác, chị buồn buồn tâm sự, vì nhà nghèo lại đôngcon nên cuộc sống anh chị vô cùng khó khăn: “
Tớlấy chồng sớm, sinh được 3 đứa con gái, rồi lại “đẻ cố” nữa được thằng contrai. Hai đứa chị bố nó đã cấm không cho đi thi đại học, hết 12 là phải đilàm may.
Chị Phạm Thị Ngát.

Còn đứa thứ ba này, bố nó cũng định bắt ở nhà nhưng cháu nó không nghe, cứnức nở xin mẹ cho con thi. Tớ thương con quá, nên cãi nhau với chồng cũngmặc, cho con đi thi, sau này mình đỡ ân hận
”.

Chuẩn bị mãi, đến gần hôm thi thì chị bị ốm. Cái lưng phản phúc lên cơn đaudữ dội, tưởng chừng không thể đi được. Nhưng nếu chị không đi được, thì kểcả có giấy báo thi, chồng chị cũng nhất quyết không chịu đưa con lên Hà Nội.Vậy là vì thương con, chị đành phải gắng gượng.

Con gái chị năm nay thi vào khoa Hóa - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Trong lúcngồi chờ con, cái lưng đau hành hạ khiến chị cứ nhấp nhổm đứng lên ngồixuống không yên. Chẳng biết từ lúc nào, dòng nước mắt đã trào ra theo lời kểcủa chị: “Xuống đến Hà Nội, hai mẹ con đều ốm, đều mệt. Nằm ôm nhau trongnhà trọ, tớ vừa thương con, vừa tủi phận. Đời mình từ nhỏ đến lớn làm quầnquật quanh năm mà vẫn không hết nghèo.

Ruộng nương, lợn gà quanh năm không có lãi. Muốn đi làm thuê, làm mướn cũngphải đi làng khác, xã khác, huyện khác… Nếu không cho con đi thi đại học đểmay ra sáu này nó thoát nạn làm ruộng, thì rồi đời nó cũng lại khổ như đờimình


Trong suy nghĩ của chị, đại học là con đường duy nhất để thoát nghèo, thoátly vườn ruộng, để có được một tương lai tươi sáng hơn.

Chưa biết tương lai nếu con thi đỗ đạt, chị sẽ xoay sở để lo ăn học cho connhư thế nào, nhưng trước mắt, người mẹ chỉ có duy nhất một lời để động viêncon: “Con cứ học, cứ thi. Mẹ còn sống, còn khỏe, mẹ sẽ nuôi con ăn học!”.

Quỳnh Anh
SOẠN TIN
DT <SBD> gửi 6524
Nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố
 
DTG  <SBD> gửi 6724
Nhận gói điểm thi (điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)
 
DC <mã trường> <khối> gửi 6524
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố
 
XH <SBD> gửi 6524
Để biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác