- Mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn thành phố thải trực tiếp khoảng 20.000m³ nước thải chưa qua xử lý ra hệ thống thoát nước công cộng, gây ô nhiễm nguồn nước các kênh rạch, sông ngòi.
Ngày 05/07, UBND TP đã chấp thuận chủ trương cho phép các chủ đầu tư các bệnh viện: Nguyễn Tri Phương, Chấn thương chỉnh hình, Nhân dân Gia Định, Cấp cứu Trưng Vương, Nhi đồng 2, Bình Dân và Tâm thần tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện theo hình thức đơn vị thi công ứng vốn thực hiện dự án.
Đây là các dự án mang tính cấp bách thuộc chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015 cần phải hoàn thành trong năm 2012 mà thành phố đề ra. Theo đó, UBND TP.HCM sẽ bố trí vốn ngân sách để thanh toán lại cho đơn vị sau khi các dự án hoàn thành.
Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, hiện trên địa bàn TP có 4 bệnh viện trực thuộc Trung ương, hơn 7.200 cơ sở, phòng khám, 322 trạm y tế phường, xã chưa có hệ thống xử lý nước thải. Hiện chỉ 40 bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng chất lượng nước thải sau xử lý cũng chưa đạt quy chuẩn cho phép.
Trong những năm qua, số lượng bệnh nhân, lượng nước thải ở các bệnh viện như bệnh viện Chợ Rẫy, Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Bưu Điện II, Thống Nhất, Viện Pasteur… tăng chóng mặt nhưng hệ thống xử lý nước thải đã ở vào thời kỳ lạc hậu
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, hiện mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn thành phố thải trực tiếp khoảng 20.000m³ nước thải chưa qua xử lý ra hệ thống thoát nước công cộng, gây ô nhiễm nguồn nước các kênh rạch, sông ngòi. Chưa kể, những bệnh viện này lại nằm khu dân cư đông đúc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Đơn cử như trường hợp bệnh viện Chợ Rẫy, hiện đang sử dụng hệ thống xử lý nước thải được xây dựng từ những năm 1960, có công suất đáp ứng chỉ 500 giường bệnh. Trong khi đó, lượng bệnh nhân đã đạt mức khoảng hơn 30.000 người/ngày.
Minh Dũng
Ngày 05/07, UBND TP đã chấp thuận chủ trương cho phép các chủ đầu tư các bệnh viện: Nguyễn Tri Phương, Chấn thương chỉnh hình, Nhân dân Gia Định, Cấp cứu Trưng Vương, Nhi đồng 2, Bình Dân và Tâm thần tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện theo hình thức đơn vị thi công ứng vốn thực hiện dự án.
Nước thải y tế tăng chóng mặt, đe dọa các khu dân cư. Ảnh minh họa |
Đây là các dự án mang tính cấp bách thuộc chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015 cần phải hoàn thành trong năm 2012 mà thành phố đề ra. Theo đó, UBND TP.HCM sẽ bố trí vốn ngân sách để thanh toán lại cho đơn vị sau khi các dự án hoàn thành.
Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, hiện trên địa bàn TP có 4 bệnh viện trực thuộc Trung ương, hơn 7.200 cơ sở, phòng khám, 322 trạm y tế phường, xã chưa có hệ thống xử lý nước thải. Hiện chỉ 40 bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng chất lượng nước thải sau xử lý cũng chưa đạt quy chuẩn cho phép.
Trong những năm qua, số lượng bệnh nhân, lượng nước thải ở các bệnh viện như bệnh viện Chợ Rẫy, Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Bưu Điện II, Thống Nhất, Viện Pasteur… tăng chóng mặt nhưng hệ thống xử lý nước thải đã ở vào thời kỳ lạc hậu
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, hiện mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn thành phố thải trực tiếp khoảng 20.000m³ nước thải chưa qua xử lý ra hệ thống thoát nước công cộng, gây ô nhiễm nguồn nước các kênh rạch, sông ngòi. Chưa kể, những bệnh viện này lại nằm khu dân cư đông đúc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Đơn cử như trường hợp bệnh viện Chợ Rẫy, hiện đang sử dụng hệ thống xử lý nước thải được xây dựng từ những năm 1960, có công suất đáp ứng chỉ 500 giường bệnh. Trong khi đó, lượng bệnh nhân đã đạt mức khoảng hơn 30.000 người/ngày.
Minh Dũng