Đang thụ án được hơn 8 năm, dù chưa có chồng song nữ phạm nhân Huỳnh Thị Giáng
Kiều (29 tuổi, Gò Vấp, TP.HCM) vẫn mang bầu và sinh con.
Chiều 29/7, một số cán bộ thuộc trại giam An Phước (Đồng Phú, Bình Phước) đã đi
xe chuyên dụng đến BV Đa khoa tỉnh Bình Phước để đưa phạm nhân nhân Huỳnh Thị
Giáng Kiều cùng con gái về trại giam để tiếp tục chăm sóc.
Trước đó vào sáng 26/7, nữ phạm nhân này đã sinh một bé gái nặng 2,9kg tại khoa
Sản của bệnh viện.
Nữ phạm nhân Huỳnh Thị Giáng Kiều tại bệnh viện (Ảnh: Pháp luật TP.HCM) |
Điều đáng chú ý, Kiều là phạm nhân bị kết án 13 năm về tội mua bán trái phép
chất ma túy, tính đến thời điểm sinh con, đã thụ án được 8,5 năm.
Có một số thông tin cho hay chồng của Kiều cũng là phạm nhân, đang thụ án tại một trại giam khác. Tuy nhiên, một lãnh đạo trại giam xác nhận với Pháp luật TP.HCM rằng phạm nhân này chưa có chồng.
Có một số thông tin cho hay chồng của Kiều cũng là phạm nhân, đang thụ án tại một trại giam khác. Tuy nhiên, một lãnh đạo trại giam xác nhận với Pháp luật TP.HCM rằng phạm nhân này chưa có chồng.
Nguồn tin của báo Người lao động tiết lộ thêm, cha của đứa trẻ là một người tên
Nguyễn Thái Trung (30 tuổi, ngụ tại Bình Dương), hành nghề lái xe tải.
Vậy người đàn ông này làm cách nào để vào trại giam “gần gũi” được với nữ phạm
nhân Kiều khi hai người chưa từng đăng ký kết hôn là điều khiến dư luận vô cùng
thắc mắc.
Điểm b khoản 1 Điều 61 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2009 quy định: Phụ nữ có
thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36
tháng tuổi. |
Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo trại giam cho biết đang làm rõ để xử lý trách
nhiệm của những cán bộ liên quan.
Đánh giá về trường hợp này, trên Người lao động, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ
tịch Hội Luật gia TPHCM cho biết, nếu cha của đứa trẻ là chồng của nữ phạm nhân
Kiều thì không phạm luật, bởi những năm gần đây, một số trại giam có xây những
“ngôi nhà hạnh phúc” cho phép người nhà của phạm nhân vào thăm gặp.
Tuy nhiên, nếu đứa trẻ không phải là con của người chồng thì sẽ bị xem xét theo quy định của pháp luật.
Trước đó vào năm 2007, cả nước từng xôn xao về trường hợp nữ phạm nhân Nguyễn Thị Oanh (SN 1967, Thái Nguyên) thoát án tử ngoạn mục nhờ mang thai trong khi đang thụ án.
Ngày 20/12/2005, Oanh bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên án tử hình về hành vi vận chuyển 20 bánh heroin cùng 26 viên hồng phiến từ Mai Châu (Hòa Bình) về Thái Nguyên.
Không cam chịu bản án, Oanh tìm mọi cách để có thai nhằm thoát án tử hình. Ban đầu nữ phạm nhân này đi xin tinh trùng của những phạm nhân khác, sau chủ động “gần gũi” với phạm nhân sắp mãn hạn là Nguyễn Trường Thiên và mang thai. Nhờ đó, Oanh được chuyển hình phạt tử hình xuống chung thân.
Tuy nhiên, nếu đứa trẻ không phải là con của người chồng thì sẽ bị xem xét theo quy định của pháp luật.
Trước đó vào năm 2007, cả nước từng xôn xao về trường hợp nữ phạm nhân Nguyễn Thị Oanh (SN 1967, Thái Nguyên) thoát án tử ngoạn mục nhờ mang thai trong khi đang thụ án.
Ngày 20/12/2005, Oanh bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên án tử hình về hành vi vận chuyển 20 bánh heroin cùng 26 viên hồng phiến từ Mai Châu (Hòa Bình) về Thái Nguyên.
Không cam chịu bản án, Oanh tìm mọi cách để có thai nhằm thoát án tử hình. Ban đầu nữ phạm nhân này đi xin tinh trùng của những phạm nhân khác, sau chủ động “gần gũi” với phạm nhân sắp mãn hạn là Nguyễn Trường Thiên và mang thai. Nhờ đó, Oanh được chuyển hình phạt tử hình xuống chung thân.
Minh Đức (tổng hợp)