- Tiếng búa đóng đinhvang lên trong con hẻm nhỏ chật chội, đông đúc. Không đều đặn nhưng mỗi khi phátra, tiếng búa trở nên giòn giã. Cái xóm nghèo này đã hàng chục năm qua vẫnthường nghe thứ âm thanh quen thuộc ấy từ căn gác nhỏ chật hẹp nhưng không mộtai phiền lòng mặc dù trời đã vào đêm...

Có một trại hòm trên cao…

Luồn lách qua nhiều con hẻm vừa dài, vừa ngoằn ngoèo, vừa chật hẹp của đườngĐoàn Văn Bơ (P.16, Q.4, TP.HCM), chúng tôi đến một con hẻm cụt.

Đã 20h. Trời lất phất mưa. Trên căn gác nhỏ rộngchừng 12m2, một người đàn ông đứng tuổi cặm cụi bên những chiếc quan tài.

Căn gác, trại hòm ở trên cao


Từ dưới nhìn lên, phía trước căn gác không vách. Ánh đèn neon sáng trưng soi rõbên trong. Một cỗ quan tài dành cho người lớn được trang trí tỉ mỉ bên cạnh mộtchiếc áo quan nhỏ còn thô. Người đàn ông ấy cặm cụi trang trí, đóng từng chiếcnẹp.

Trong xóm nghèo này sao lại có một nơi chứa quan tài như thế ? Câu hỏi đượcnhững người hàng xóm trả lời: “Hôm nay ít đó. Có lúc, ông ấy chất đầy cả gáclên đến gần 20 chiếc. Mỗi lần hàng về, hàng chục người tập trung. Một nửa ở dướiđất nâng đầu hòm lên cao. Một nửa số người còn lại lên gác đón lấy đưa hòm vàovị trí...”.

Cái căn gác nhỏ này hàng chục năm nay trở thành trại hòm trên cao. Anh Chín Thu,một người dân trong xóm cho biết: “Quen rồi anh à. Nhiều lúc “hàng” về haynhững lúc xuất đi cả xóm nhộn nhịp náo động hẳn lên. Anh nhìn xem, con hẻm chỉvừa đủ một xe gắn máy sẽ như thế nào khi từng đoàn người khuân những chiếc quantài từ đường lớn luồn vào trong hẻm. Ngược lại, khi xuất đi cũng thế. Vậy mà bàcon nơi đây không một ai phiền hà vì công việc của ông Oanh – người quản lý trạihòm trên cao – vì đây là công việc từ thiện”.

Theo anh Chín Thu, ông Oanh đứng đầu đội mai táng “phước thiện Oanh Lập” chuyênmai táng những người có hoàn cảnh không may qua đời mà không lấy một đồng thùlao nào.

Những chiếc hòm nhập về đây đềulà hòm thô chưa qua công đoạn trang trí. Ông Oanh là người đảm nhận công đoạn đóđể đến khi chiếc hòm đến với người quá cố.

Tâm niệm của đội phước thiện Oanh Lập từ 1979 đến nay


Bước lên những bậc thang để lên gác, chiếc thang gỗ không phẳng phiu khiến chúngtôi phải dè chừng. Chỉ vài bậc thang, chúng tôi đã nhìn thấy ông Oanh đang cặmcụi bên chiếc quan tài nhỏ xíu. Ông đang đóng những đường viền trang trí.

Căn gác quá hẹp. Mọi ngóc ngách đều được tận dụng để chứa những mặt hàng phục vụmai táng. Trà khô, vải, đèn, nhang…tất cả đều được xếp gọn để không phí khônggian nhỏ bé. Ở góc nhỏ đặt bàn thờ trên đó có cả tượng chúa Giê-su và hình Phật.

Nhìn thấy chúng tôi, ông Oanh dừng tay: “Vừa làm xong hòm người lớn. Giờ đếnhòm dành cho trẻ em chú ạ !”.

Giúp người ra đi, ấm lòngngười ở lại

Ông Bùi Văn Oanh, năm nay tròn 66tuổi vốn là một người lao động nghèo sinh sống bằng nghề đạp xe ba gác. Ông làngười đứng ra lập đội mai táng phước thiện Oanh Lập với tiêu chí hoàn toàn từthiện, giúp mai táng những người chết có hoàn cảnh nghiệt ngã.

Trải qua 31 năm làm công việc thiện nguyện mà không mưu cầu một lợi ích nào chobản thân, ông Oanh đã từng có mặt hầu hết các nhà xác trong thành phố, từng đếnnhững đia phương xa xôi, từng băng đèo lội suối với một niềm tin, giúp người vắnsố có được một nơi yên nghỉ bình an nhất.

Ông Bùi Văn Oanh, người có 31 năm chuyên khâm liệm và mai táng miễn phí xác chết có hoàn cảnh đặc biệt


Những người ông Oanh giúp là người già neo đơn, lao động nghèo khi chết không cóđược chiếc áo lành lặn, những con nghiện chết vật vã nơi công viên, gầm cầu,những xác chết vô thừa nhận…

Khi tiếp nhận thi thể, ông làmrất chu toàn, tươm tất. Đã có hàng ngàn trường hợp được ông trợ giúp bằng tất cảtấm lòng yêu thương.

Tiếp chúng tôi trên căn gác nơi chứa những chiếc quan tài, ông Oanh bùi ngùi tâmsự: “Nhà tôi mấy đời ở quận 4, nơi tập trung khá đông những người dân laođộng nghèo. Tôi đạp xe ba gác là đời thứ 2 rồi. Năm 1977, cha tôi lâm trọng bệnhrồi qua đời.

Để có một đám tang chôn cấtcho cha, tôi phải chạy vạy khắp nơi mà không thể xoay được một số tiền để lo hậusự. Cuối cùng đành phải xin mua nợ chiếc áo quan giá 200 đồng ở một trại hòm vớilời hứa sẽ thanh toán đủ ngay sau khi chôn cất.

Ấy vậy mà đến khi mọi việcxong xuôi, gom góp hết những gì có thể bán được cộng với tiền phúng điếu, tôichỉ trả được 150 đồng. Số tiền nợ lại tôi phải dành dụm trong suốt 3 năm mới trảxong. Từ đó, trong tâm tôi lúc nào cũng canh cánh nghĩ đến cái chết của nhữngngười kém may mắn”.

Từ đó, ông bắt đầu lao vào công việc giúp mai táng những người có số phận khôngmay.

Ông đã thành lập được một đội maitáng với 21 thành viên trong đó con cháu ông gần quá nửa. Những người còn lại lànhững anh em xe ôm, thợ thuyền, buôn bán nhỏ lẻ. Họ đều là những người lam lũsuốt ngày, quần quật để kiếm miếng ăn.

Thế nhưng mỗi lần hữu sự, họ bỏtất cả để toàn tâm toàn ý, góp chung bàn tay đem lại cho người vắn số sự “ra đi”êm đẹp.

Hơn 30 năm chôn cất người bất hạnh, ông Oanh và nhóm bạn hữu cùng tâm nguyện đãgiúp hơn 1000 trường hợp.

Công việc này vẫn còn tiếp tục,vì như lời ông Oanh tâm sự: “Chỉ có người nghèo với thấu được cái cùng cựccủa cảnh nghèo, thiếu thốn. Chúng tôi không giàu nhưng bằng tất cả những gì cóđược, chỉ mong đem lại cho người xấu số sự ra đi thanh thản và cũng một phần làmấm lòng người ở lại”.

Trần Chánh Nghĩa

(Còn tiếp)