- Với chức chủ tịch rồi bí thư xã, Nguyễn Duy Khoát đã tự “đẻ” ra nhiều loại phí rất vô lý bắt dân phải nộp. Ngoài ra, vị “quan” xã này còn tự ý thu hồi hàng chục ngàn mét vuông đất để cấp cho người nhà.
Ngày 15/8, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” và “lập quỹ trái phép” do bị cáo Nguyễn Duy Khoát (58 tuổi, nguyên Bí thư chi bộ - Chủ tịch HĐND xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) thực hiện.
Vụ án xảy ra từ nhiều năm trước. Liên quan đến vụ án, 3 bị cáo khác nguyên là chủ tịch, thủ quỹ, kế toán ngân sách xã Hòa Hưng cũng đã phải hầu tòa và nhận án.
Tự do thu hồi, cấp đất
Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Duy Khoát nguyên làm Chủ tịch UBND kiêm Phó Bí thư chi bộ xã Hòa Hưng từ tháng 3/1979 đến tháng 12/1994. Từ năm 1995 đến năm 2004, Khoát tiếp tục ngồi ở “ghế” Chủ tịch HĐND kiêm Bí thư chi bộ xã Hòa Hưng.
Trong thời gian đương chức trên, mặc dù theo quy định Chủ tịch xã không có thẩm quyền thu hồi hay cấp đất nhưng Nguyễn Duy Khoát là “tác giả” của hàng loạt những vụ thu hồi đất và cấp đất trái pháp luật, diễn ra ngang nhiên suốt thời gian dài.
Cụ thể: Năm 1991, ông Hồ Quang đến xã Hoà Hưng lập nghiệp. Sau khi đóng tiền phúc lợi ông Quang đươc cấp 7.532m2, trong đó có 4.532m2 đất thổ cư. Năm 1993, bằng “lệnh miệng”, Nguyễn Duy Khoát đã chỉ đạo cho công an, xã đội, du kích, dân quân...dùng súng, công cụ hỗ trợ và các phương tiện chuyên chở để cưỡng chế thu hồi 3.000m2 đất của ông Quang mà không có bất cứ lý do nào.
Ngoài ông Quang, tương tự hành vi trên, Nguyễn Duy Khoát cũng đã chỉ đạo thu hồi của 8 hộ dân khác tổng cộng hơn 14.900 m2. Do có quan hệ cá nhân nên toàn bộ số đất trên, Khoát giao lại cho ông Nguyễn Văn Túc (lúc đó và Bí thư xã đoàn), ông Hà Văn Công (lúc đó là công an huyện Xuyên Mộc) và một số cá nhân khác sử dụng.
Sau này, khi ông Quang và các hộ dân nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ, Khoát chỉ đạo chỉ làm thủ tục cấp cho phần đất mà bị cáo không thu hồi, những phần Khoát đã tự ý thu hồi nhất định không cấp. Với việc làm trên của Khoát, các hộ dân bị thu hồi nhà đất trái pháp luật đã khiếu kiện, khiếu nại gay gắt nhiều năm yêu cầu được giải quyết. Thậm chí, có những hộ dân vì bất bình đã gây gổ dẫn đến mâu thuẫn, đánh nhau gây thương tích với người nhà của ông Nguyễn Văn Túc – người được Khoát giao đất.
Chưa dừng lại ở việc làm trên, cũng trong thời gian trên, khi thấy một số hộ dân bỏ quê đi nơi khác làm ăn, Nguyễn Duy Khoát tự ý lấy danh nghĩa xã cho thanh lý hóa giá (thực chất không thu tiền) đất của họ cho vợ là Trần Thị Mai và một số người thân. Sau đó, Khoát tiếp tục làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất cho những người này. Khi vụ việc bị vỡ lở, UBND huyện Xuyên Mộc đã ra quyết định thu hồi toàn bộ những giấy chứng nhận trên.
Ép dân nộp phí “trên trời”
Cũng theo bản án sơ thẩm, trong giai đoạn từ năm 1979 đến 1994, Nguyễn Duy Khoát là Chủ tịch UBND xã Hoà Hưng cùng với Phạm Quang Đảng (Chủ tịch UBND xã giai đoạn 1995-2004) đã đặt ra các khoản thu trái pháp luật, bắt nhân viên cấp dưới phải thực hiện.
Theo đó, Khoát cùng một số cá nhân trong xã đã đặt ra và quy định nhiều khoản thu trái pháp luật. Bị cáo chỉ đạo buộc các hộ đến định cư phải nộp tiền, đến nuôi cá trong một số khu vực đất trũng cũng bị thu tiền cho thuê chỗ nuôi cá, thu phí các lò làm bánh mì, xe chở hàng chạy qua xã…đều phải nộp tiền. Ngoài các khoản thu trái pháp luật, một số khoản thu theo quy định của Nhà nước cũng được Khoát chỉ đạo nhập vào “quỹ đen” để tự do tiêu xài, tiếp khách, đi du lịch, về quê…
Để qua mặt cấp trên về những khoản phí và quỹ tiền trái phép này, Nguyễn Duy Khoát chỉ đạp cấp dưới ra chợ mua loại hóa đơn bán lẻ về tự sử dụng sau đó tiêu hủy chứ không lập sổ sách, đưa vào hệ thống kế toán theo quy định của Nhà nước.
Qua điều tra cho thấy, quỹ trái phép trên được Khoát lập ra từ năm 1992 và tồn tại đến năm 1998. Thời gian đầu Khoát trực tiếp đứng ra quản lý sau đó chuyển cho Phạm Quang Đảng cùng tham gia, mọi việc chi tiêu đều do “cặp đôi” này quyết định. Tính đến khi bị phát hiện, Nguyễn Duy Khoát cùng đồng bọn đã lập quỹ trái phép tổng cộng 580,3 triệu đồng.
Vụ án được đưa ra xét xử nhiều lần nhưng sau đó bản án bị tuyên hủy. Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, “quan xã” Nguyễn Duy Khoát luôn miệng kêu oan, không thừa nhận hành vi phạm tội. Thậm chí, bị cáo Khoát còn cho rằng mình làm việc trên là “vì cộng đồng”, đã nhiều lần được cấp huyện tuyên dương nên đề nghị xem xét.
Tháng 9/2011, xét xử sơ thẩm lần 3, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên phạt Nguyễn Duy Khoát mức án 7 năm tù về hai tội “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” và “lập quỹ trái phép”. Sau phiên tòa, bị cáo Khoát tiếp tục làm đơn kháng cáo.
Tuy nhiên, căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa, lời khai của các hộ dân, Hội đồng xét xử đã tuyên bác đơn kháng cáo, y án sơ thẩm tuyên phạt Nguyễn Duy Khoát mức án 7 năm tù.
Mai Phượng
Ngày 15/8, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” và “lập quỹ trái phép” do bị cáo Nguyễn Duy Khoát (58 tuổi, nguyên Bí thư chi bộ - Chủ tịch HĐND xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) thực hiện.
Vụ án xảy ra từ nhiều năm trước. Liên quan đến vụ án, 3 bị cáo khác nguyên là chủ tịch, thủ quỹ, kế toán ngân sách xã Hòa Hưng cũng đã phải hầu tòa và nhận án.
Tự do thu hồi, cấp đất
Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Duy Khoát nguyên làm Chủ tịch UBND kiêm Phó Bí thư chi bộ xã Hòa Hưng từ tháng 3/1979 đến tháng 12/1994. Từ năm 1995 đến năm 2004, Khoát tiếp tục ngồi ở “ghế” Chủ tịch HĐND kiêm Bí thư chi bộ xã Hòa Hưng.
Trong thời gian đương chức trên, mặc dù theo quy định Chủ tịch xã không có thẩm quyền thu hồi hay cấp đất nhưng Nguyễn Duy Khoát là “tác giả” của hàng loạt những vụ thu hồi đất và cấp đất trái pháp luật, diễn ra ngang nhiên suốt thời gian dài.
Bị cáo Nguyễn Duy Khoát tại tòa |
Cụ thể: Năm 1991, ông Hồ Quang đến xã Hoà Hưng lập nghiệp. Sau khi đóng tiền phúc lợi ông Quang đươc cấp 7.532m2, trong đó có 4.532m2 đất thổ cư. Năm 1993, bằng “lệnh miệng”, Nguyễn Duy Khoát đã chỉ đạo cho công an, xã đội, du kích, dân quân...dùng súng, công cụ hỗ trợ và các phương tiện chuyên chở để cưỡng chế thu hồi 3.000m2 đất của ông Quang mà không có bất cứ lý do nào.
Ngoài ông Quang, tương tự hành vi trên, Nguyễn Duy Khoát cũng đã chỉ đạo thu hồi của 8 hộ dân khác tổng cộng hơn 14.900 m2. Do có quan hệ cá nhân nên toàn bộ số đất trên, Khoát giao lại cho ông Nguyễn Văn Túc (lúc đó và Bí thư xã đoàn), ông Hà Văn Công (lúc đó là công an huyện Xuyên Mộc) và một số cá nhân khác sử dụng.
Sau này, khi ông Quang và các hộ dân nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ, Khoát chỉ đạo chỉ làm thủ tục cấp cho phần đất mà bị cáo không thu hồi, những phần Khoát đã tự ý thu hồi nhất định không cấp. Với việc làm trên của Khoát, các hộ dân bị thu hồi nhà đất trái pháp luật đã khiếu kiện, khiếu nại gay gắt nhiều năm yêu cầu được giải quyết. Thậm chí, có những hộ dân vì bất bình đã gây gổ dẫn đến mâu thuẫn, đánh nhau gây thương tích với người nhà của ông Nguyễn Văn Túc – người được Khoát giao đất.
Chưa dừng lại ở việc làm trên, cũng trong thời gian trên, khi thấy một số hộ dân bỏ quê đi nơi khác làm ăn, Nguyễn Duy Khoát tự ý lấy danh nghĩa xã cho thanh lý hóa giá (thực chất không thu tiền) đất của họ cho vợ là Trần Thị Mai và một số người thân. Sau đó, Khoát tiếp tục làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất cho những người này. Khi vụ việc bị vỡ lở, UBND huyện Xuyên Mộc đã ra quyết định thu hồi toàn bộ những giấy chứng nhận trên.
Ép dân nộp phí “trên trời”
Cũng theo bản án sơ thẩm, trong giai đoạn từ năm 1979 đến 1994, Nguyễn Duy Khoát là Chủ tịch UBND xã Hoà Hưng cùng với Phạm Quang Đảng (Chủ tịch UBND xã giai đoạn 1995-2004) đã đặt ra các khoản thu trái pháp luật, bắt nhân viên cấp dưới phải thực hiện.
Theo đó, Khoát cùng một số cá nhân trong xã đã đặt ra và quy định nhiều khoản thu trái pháp luật. Bị cáo chỉ đạo buộc các hộ đến định cư phải nộp tiền, đến nuôi cá trong một số khu vực đất trũng cũng bị thu tiền cho thuê chỗ nuôi cá, thu phí các lò làm bánh mì, xe chở hàng chạy qua xã…đều phải nộp tiền. Ngoài các khoản thu trái pháp luật, một số khoản thu theo quy định của Nhà nước cũng được Khoát chỉ đạo nhập vào “quỹ đen” để tự do tiêu xài, tiếp khách, đi du lịch, về quê…
Để qua mặt cấp trên về những khoản phí và quỹ tiền trái phép này, Nguyễn Duy Khoát chỉ đạp cấp dưới ra chợ mua loại hóa đơn bán lẻ về tự sử dụng sau đó tiêu hủy chứ không lập sổ sách, đưa vào hệ thống kế toán theo quy định của Nhà nước.
Qua điều tra cho thấy, quỹ trái phép trên được Khoát lập ra từ năm 1992 và tồn tại đến năm 1998. Thời gian đầu Khoát trực tiếp đứng ra quản lý sau đó chuyển cho Phạm Quang Đảng cùng tham gia, mọi việc chi tiêu đều do “cặp đôi” này quyết định. Tính đến khi bị phát hiện, Nguyễn Duy Khoát cùng đồng bọn đã lập quỹ trái phép tổng cộng 580,3 triệu đồng.
Vụ án được đưa ra xét xử nhiều lần nhưng sau đó bản án bị tuyên hủy. Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, “quan xã” Nguyễn Duy Khoát luôn miệng kêu oan, không thừa nhận hành vi phạm tội. Thậm chí, bị cáo Khoát còn cho rằng mình làm việc trên là “vì cộng đồng”, đã nhiều lần được cấp huyện tuyên dương nên đề nghị xem xét.
Tháng 9/2011, xét xử sơ thẩm lần 3, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên phạt Nguyễn Duy Khoát mức án 7 năm tù về hai tội “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” và “lập quỹ trái phép”. Sau phiên tòa, bị cáo Khoát tiếp tục làm đơn kháng cáo.
Tuy nhiên, căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa, lời khai của các hộ dân, Hội đồng xét xử đã tuyên bác đơn kháng cáo, y án sơ thẩm tuyên phạt Nguyễn Duy Khoát mức án 7 năm tù.
Mai Phượng