- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chính thức lên tiếng về vụ việc 33 hộ dân
cư trú tại huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) có đơn kiện tập thể xung quanh “sự
cố” đường dây 220KV Tuyên Quang - Thái Nguyên.
Ngay sau khi sự việc 33 hộ dân huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) khởi kiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam được VietNamNet phản ánh, phía bị đơn – EVN đã có văn bản phản hồi.
Theo bị đơn: EVN đã thông tin về việc giải quyết khiếu nại việc bồi thường GPMB đường dây 220KV Tuyên Quang - Thái Nguyên của các hộ dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên tại văn bản 2955/EVN-QHCĐ ngày 17/8/2012.
EVN cho biết, đường dây 220KV Tuyên Quang – Thái Nguyên có nhiệm vụ truyền tải điện năng từ Trung Quốc về Việt Nam theo kế hoạch trao đổi năng lượng giữa VN và TQ, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành từ ngày 27/4/2007, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (Ban AMT) thực hiện quản lý dự án.
Công trình có chiều dài 79km, qua địa phận hai tỉnh Tuyên Quang (gồm các huyện Yên Sơn, Sơn Dương) và tỉnh Thái Nguyên (gồm huyện Đại Từ và TP Thái Nguyên). Sau khi Cty Truyền tải điện QG (NPT) được thành lập, EVN đã chuyển giao cho NPT quản lý, vận hành công trình này.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, quá trình xây dựng thi công công trình đã thực hiện theo đúng quy trình. Quá trình vận hành hệ thống tải điện không gây tác hại đến sức khỏe, tài sản các hộ dân (nội dung này được chứng minh bằng các văn bản của các Bộ Công thương, Tài nguyên Môi trường, Khoa học Công nghệ).
Quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB cũng đã được EVN thực hiện theo đúng quy định pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước.
EVN cho rằng, VPLS Trần Vũ Hải (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) được các hộ dân ủy quyền tư vấn cho các hộ dân gửi đơn khiến nại đến EVN yêu cầu bồi thường là không đúng pháp luật, không đúng thẩm quyền bởi trách nhiệm giải quyết khiếu nại của công dân thuộc thẩm quyền của UBND các cấp có thẩm quyền; VPLS không cung cấp các dẫn chứng được văn bản ủy quyền hợp pháp, đơn khiếu nại không chứng minh được thiệt hại và nguyên nhân thiệt hại.
Cũng theo EVN: việc các hộ dân yêu cầu di dời ra ngoài hành lang an toàn và yêu cầu EVN bồi thường thiệt hại do ảnh hưởng của đường dây điện 220KV ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người dân là không có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học, gây mất trật tự trị an tại trụ sở EVN, ảnh hưởng hoạt đông sản xuất kinh doanh của DN.
EVN cho biết, hiện tại, UBND tỉnh Thái Nguyên đã bác đơn khiếu kiện của 29 hộ dân. Trong sáng ngày 17/8/2012, EVN tổ chức cuộc họp làm việc với VPLS Trần Vũ Hải và đại diện các hộ dân khởi kiện với sự tham dự của đại diện Bộ Công thương, UBND tỉnh Thái Nguyên và các ban ngành chức năng.
Tuy nhiên, luật sư và các hộ dân đã không đến dự.
EVN cũng dẫn giải nhiều điều khoản pháp lý để biện hộ dự án đường dây dẫn điện 220KV Tuyên Quang – Thái Nguyên là đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của những hộ dân khởi kiện.
Theo EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có TCty truyền tải điện QG (NPT) với đặc thù là DNNN triển khai thực hiện nhiều dự án quan trọng cấp QG, bao gồm cả việc quản lý, vận hành đường dây truyền tải điện trong cả nước.
Những sự kiện tương tự như việc 33 hộ dân khởi kiện EVN sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và an ninh trật tự của ngành điện.
Trong khi đó, theo nội dung khởi kiện của các hộ dân chịu tác động của đường dây tải điện đi qua, ảnh hưởng của dự án này đã gây tổn hại về sức khỏe và thiệt hại về kinh tế của họ.
Chỉ còn khoảng chục hộ dân vẫn tiếp tục sống trong phạm vi gây tác hại của dự án này vì không có điều kiện kinh tế để di chuyển chỗ ở, nhiều hộ dân đã bỏ nơi cư trú, chuyển đổi nghề để mưu sinh.
Kiên Trung
Ngay sau khi sự việc 33 hộ dân huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) khởi kiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam được VietNamNet phản ánh, phía bị đơn – EVN đã có văn bản phản hồi.
Theo bị đơn: EVN đã thông tin về việc giải quyết khiếu nại việc bồi thường GPMB đường dây 220KV Tuyên Quang - Thái Nguyên của các hộ dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên tại văn bản 2955/EVN-QHCĐ ngày 17/8/2012.
Một cháu bé bị tổn hại sức khỏe được cho rằng do ảnh hưởng vì sinh sống trong
phạm vi ảnh hưởng của đường dây 220KV Tuyên Quang – Thái Nguyên (ảnh VPLS cung
cấp). |
EVN cho biết, đường dây 220KV Tuyên Quang – Thái Nguyên có nhiệm vụ truyền tải điện năng từ Trung Quốc về Việt Nam theo kế hoạch trao đổi năng lượng giữa VN và TQ, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành từ ngày 27/4/2007, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (Ban AMT) thực hiện quản lý dự án.
Công trình có chiều dài 79km, qua địa phận hai tỉnh Tuyên Quang (gồm các huyện Yên Sơn, Sơn Dương) và tỉnh Thái Nguyên (gồm huyện Đại Từ và TP Thái Nguyên). Sau khi Cty Truyền tải điện QG (NPT) được thành lập, EVN đã chuyển giao cho NPT quản lý, vận hành công trình này.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, quá trình xây dựng thi công công trình đã thực hiện theo đúng quy trình. Quá trình vận hành hệ thống tải điện không gây tác hại đến sức khỏe, tài sản các hộ dân (nội dung này được chứng minh bằng các văn bản của các Bộ Công thương, Tài nguyên Môi trường, Khoa học Công nghệ).
Quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB cũng đã được EVN thực hiện theo đúng quy định pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước.
EVN cho rằng, VPLS Trần Vũ Hải (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) được các hộ dân ủy quyền tư vấn cho các hộ dân gửi đơn khiến nại đến EVN yêu cầu bồi thường là không đúng pháp luật, không đúng thẩm quyền bởi trách nhiệm giải quyết khiếu nại của công dân thuộc thẩm quyền của UBND các cấp có thẩm quyền; VPLS không cung cấp các dẫn chứng được văn bản ủy quyền hợp pháp, đơn khiếu nại không chứng minh được thiệt hại và nguyên nhân thiệt hại.
Cũng theo EVN: việc các hộ dân yêu cầu di dời ra ngoài hành lang an toàn và yêu cầu EVN bồi thường thiệt hại do ảnh hưởng của đường dây điện 220KV ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người dân là không có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học, gây mất trật tự trị an tại trụ sở EVN, ảnh hưởng hoạt đông sản xuất kinh doanh của DN.
EVN cho biết, hiện tại, UBND tỉnh Thái Nguyên đã bác đơn khiếu kiện của 29 hộ dân. Trong sáng ngày 17/8/2012, EVN tổ chức cuộc họp làm việc với VPLS Trần Vũ Hải và đại diện các hộ dân khởi kiện với sự tham dự của đại diện Bộ Công thương, UBND tỉnh Thái Nguyên và các ban ngành chức năng.
Tuy nhiên, luật sư và các hộ dân đã không đến dự.
EVN cũng dẫn giải nhiều điều khoản pháp lý để biện hộ dự án đường dây dẫn điện 220KV Tuyên Quang – Thái Nguyên là đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của những hộ dân khởi kiện.
Theo EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có TCty truyền tải điện QG (NPT) với đặc thù là DNNN triển khai thực hiện nhiều dự án quan trọng cấp QG, bao gồm cả việc quản lý, vận hành đường dây truyền tải điện trong cả nước.
Những sự kiện tương tự như việc 33 hộ dân khởi kiện EVN sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và an ninh trật tự của ngành điện.
Trong khi đó, theo nội dung khởi kiện của các hộ dân chịu tác động của đường dây tải điện đi qua, ảnh hưởng của dự án này đã gây tổn hại về sức khỏe và thiệt hại về kinh tế của họ.
Chỉ còn khoảng chục hộ dân vẫn tiếp tục sống trong phạm vi gây tác hại của dự án này vì không có điều kiện kinh tế để di chuyển chỗ ở, nhiều hộ dân đã bỏ nơi cư trú, chuyển đổi nghề để mưu sinh.
Kiên Trung