"Chăn kiến" để phạt phạm nhân vi phạm kỉ luật "buồng giam", chăm gián để "thưởng" cho những tù nhân - đó chính là những điều đang diễn ra trong giới phạm nhân.
Cách đây chưa lâu, dư luận được dịp xôn xao khi xuất hiện thông tin một phạm
nhân ở một trại tạm giam tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tử vong vì bị phạt
... "chăn kiến". Mang thông tin này đến hỏi một số phạm nhân vừa mãn hạn tù, tôi
hoàn toàn bất ngờ trước cách lập "nông trường" lạ lùng của các phạm nhân trong
trại cải tạo.
Chăn kiến để kiến cắn, chăm gián để ăn!
Trở lại với câu chuyện về cái chết của phạm nhân mà tôi vừa đề cập ở trên, nguyên nhân được làm rõ là do trước đó người này bị bạn tù đánh hội đồng vì tội...ăn vụng nồi thịt kho chứ không phải kiệt sức do..."chăn kiến" như một số người suy đoán.
Chăn kiến để kiến cắn, chăm gián để ăn!
Trở lại với câu chuyện về cái chết của phạm nhân mà tôi vừa đề cập ở trên, nguyên nhân được làm rõ là do trước đó người này bị bạn tù đánh hội đồng vì tội...ăn vụng nồi thịt kho chứ không phải kiệt sức do..."chăn kiến" như một số người suy đoán.
Người tù bất hạnh đã không còn, những người liên đới trách nhiệm đã bị "chồng
án" nên tôi không muốn đề cập cũng như bàn luận về cái chết đầy oan ức ấy. Cái
mà tôi quan tâm và muốn chia sẻ đến độc giả trước thông tin ấy là hình phạt...
"chăn kiến".
Thấy tôi quá tò mò, P., một phạm nhân vừa thụ án 5 năm vì tội trộm cắp xe máy ở quận Bình Tân (TP.HCM) không ngại ngần chia sẻ: " Không dám so sánh trí tưởng tượng với các nhà văn nhưng nói thật, về khả năng này, cánh tù nhân cũng được xếp vào dạng "có số"...
Thấy tôi vẫn còn ngơ ngác như "bò đội nón", P. tiết lộ thêm, kiến là loài hung hãn nên trong trại giam các tù nhân "tưởng tượng" nó là... chó nhà. Do đó mỗi khi thấy kiến xuất hiện trong buồng giam, các tù nhân "canh me" và bảo vệ rất kĩ. Mỗi bữa cơm đều dành ra một chút thức ăn thừa để nuôi đàn kiến.
Thấy tôi quá tò mò, P., một phạm nhân vừa thụ án 5 năm vì tội trộm cắp xe máy ở quận Bình Tân (TP.HCM) không ngại ngần chia sẻ: " Không dám so sánh trí tưởng tượng với các nhà văn nhưng nói thật, về khả năng này, cánh tù nhân cũng được xếp vào dạng "có số"...
Thấy tôi vẫn còn ngơ ngác như "bò đội nón", P. tiết lộ thêm, kiến là loài hung hãn nên trong trại giam các tù nhân "tưởng tượng" nó là... chó nhà. Do đó mỗi khi thấy kiến xuất hiện trong buồng giam, các tù nhân "canh me" và bảo vệ rất kĩ. Mỗi bữa cơm đều dành ra một chút thức ăn thừa để nuôi đàn kiến.
Những tù nhân phạm tội "hạ tiện" như hiếp dâm, làm hại phụ nữ và người già ...
hàng ngày có nhiệm vụ đưa thức ăn cho. Với những phạm nhân vi phạm kỉ luật của
buồng như trộm vặt, không biết tôn ti trật tự...sẽ bị cho "chó" cắn. Sau khi
"chó" đã kiệt sức vì cắn thì chính những phạm nhân này phải có nhiệm vụ chăm sóc
để nó mau phục hồi sức khỏe.
Chăm "chó" thì đủ kiểu: dùng gạch vẽ một vòng tròn để "chó" rong chơi; bỏ vào ống gạch để "chó" nghỉ ngơi lấy lại sức. Và tất nhiên, người chăn kiến có nhiệm vụ không để cho "đàn chó" tổn thất cho dù đó là một ... sợi lông.
Chăm "chó" thì đủ kiểu: dùng gạch vẽ một vòng tròn để "chó" rong chơi; bỏ vào ống gạch để "chó" nghỉ ngơi lấy lại sức. Và tất nhiên, người chăn kiến có nhiệm vụ không để cho "đàn chó" tổn thất cho dù đó là một ... sợi lông.
Chăm kiến để "phạt" (Ảnh minh họa) |
Nếu như kiến là "chó" thì gián được các tù nhân "phù phép" thành những con "heo"
béo tốt. Cũng giống như chăm "chó", chăm "heo" đòi hỏi cũng tỉ mỉ. Từ chuyện cho
"heo" ăn cho đến cho "heo" ngủ...tất cả đều phải theo một qui trình do "đại
bàng" nghĩ ra.
Đ, ngụ quân 12, cho biết: "Mỗi lần trong trại bị "thó" mất một thứ gì đó là lúc "đàn heo" tới lứa. Người bị phát hiện "nhám tay" sẽ phải đích thân làm..."thịt heo", "chế biến" và ăn sạch số thịt ấy...". Khỏi phải nói người bị phạt sẽ như thế nào khi tưởng tượng và gồng mình ăn sạch mớ ..."thịt heo" béo ngậy.
Tùy theo mức độ mà người vi phạm nội quy buồng sẽ được "thưởng" một hoặc nhiều thịt "heo". Và tất nhiên, sau những lần như thế rất hiếm phạm nhân nào có đủ dũng khí vi phạm lần nữa để được..."thưởng".
Đ, ngụ quân 12, cho biết: "Mỗi lần trong trại bị "thó" mất một thứ gì đó là lúc "đàn heo" tới lứa. Người bị phát hiện "nhám tay" sẽ phải đích thân làm..."thịt heo", "chế biến" và ăn sạch số thịt ấy...". Khỏi phải nói người bị phạt sẽ như thế nào khi tưởng tượng và gồng mình ăn sạch mớ ..."thịt heo" béo ngậy.
Tùy theo mức độ mà người vi phạm nội quy buồng sẽ được "thưởng" một hoặc nhiều thịt "heo". Và tất nhiên, sau những lần như thế rất hiếm phạm nhân nào có đủ dũng khí vi phạm lần nữa để được..."thưởng".
Nuôi thú để trở lại với đời
Bên cạnh những "bầy gia súc" được dùng như là một hình phạt, nhiều phạm nhân,
đặc biệt là những phạm nhân thụ án lâu năm rất thích nuôi mèo, nuôi chuột ... để
làm vui, để là động lực trở lại với đời.
"Hồi mình thụ án ở C. có một trưởng buồng rất quý ... đàn chuột. Quý đến nỗi mỗi khi có can phạm mới "nhập buồng" đều được ông cảnh báo làm gì thì làm, nhưng tuyệt nhiên không đụng đến đàn chuột của ông dù chỉ là một sợi lông...", Đ cho biết.
Trong những ngày thụ án cùng người tù này, Đ. mới thực sự "choáng" trước tình thương mà ông dành cho đàn chuột. Mỗi bữa ăn ông đều dành phần cho chúng phần cơm và một ít thức ăn riêng. Đáp lại đàn chuột cũng tỏ ra rất quý mến ông và rất tin tưởng ông.
Chỉ cần người này "mút chuột", đàn chuột sẽ lụ khụ chui ra và tự nhiên "chè chén" mà không hề tỏ ra sợ hãi. Trong một lần nói chuyện với Đ, người tù này cho biết, ông đã nuôi mẹ của đàn chuột này từ khi nó còn rất nhỏ. Lứa chuột mà ông nuôi là lứa đầu tiên và cũng là lứa cuối cùng mà nó sinh ra. Bởi sau lần sinh đó, chuột mẹ "bỗng dưng mất tích" bí ẩn.
"Hồi mình thụ án ở C. có một trưởng buồng rất quý ... đàn chuột. Quý đến nỗi mỗi khi có can phạm mới "nhập buồng" đều được ông cảnh báo làm gì thì làm, nhưng tuyệt nhiên không đụng đến đàn chuột của ông dù chỉ là một sợi lông...", Đ cho biết.
Trong những ngày thụ án cùng người tù này, Đ. mới thực sự "choáng" trước tình thương mà ông dành cho đàn chuột. Mỗi bữa ăn ông đều dành phần cho chúng phần cơm và một ít thức ăn riêng. Đáp lại đàn chuột cũng tỏ ra rất quý mến ông và rất tin tưởng ông.
Chỉ cần người này "mút chuột", đàn chuột sẽ lụ khụ chui ra và tự nhiên "chè chén" mà không hề tỏ ra sợ hãi. Trong một lần nói chuyện với Đ, người tù này cho biết, ông đã nuôi mẹ của đàn chuột này từ khi nó còn rất nhỏ. Lứa chuột mà ông nuôi là lứa đầu tiên và cũng là lứa cuối cùng mà nó sinh ra. Bởi sau lần sinh đó, chuột mẹ "bỗng dưng mất tích" bí ẩn.
Không lâu sau khi gặp Đ, người tù này phải chuyển trại. Ngày ra đi, ông khóc
thút thít và căn dặn những "tâm phúc" ở lại rất kĩ: "Hãy cố gắng chăm sóc những
"đứa con" của ông". Tuy nhiên, thật kì lạ là sau khi ông chuyển trại, đàn chuột
5 con kia cũng mất dạng. Theo Đ, có lẽ chúng chỉ xuất hiện khi nghe tiếng "mút
chuột" của ông mà thôi.
Ngoài chuột ra, mèo hoang cũng là một loài vật yêu thích sự âm u của chốn lao
tù. Chính vì lý do đó mà không khó lắm để các tù nhân "kết thân" với chúng. Một
số con còn "tin tưởng" tù nhân đến mức khi chuyển dạ đã vào tận buồng giam để
làm tổ và sinh con. Và tất nhiên, những mèo con khi sinh ra ở đây ngoài việc
được mèo mẹ chăm sóc ra, nó còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các tù nhân.
Cũng như nhiều phạm nhân khác, trong những ngày thụ án, P. có dịp quan sát cách sống và sinh hoạt của con vật chọn bóng đêm làm chốn mưu sinh. Và trong hàng ngàn đêm dựa tường quan sát, P. nghiệm ra một điều: Mặc dù sống trong chốn âm u nhưng những con mèo vẫn có tình mẫu tử rất cao cả, nhận biết rất rõ đâu là chỗ dựa vững tin, đâu là hành động nên và không nên làm. P bảo, từ ngày mãn án đến giờ, điều ấy vẫn ngày ngày lăn theo vòng quay chiếc xe ôm của anh...
Cũng như nhiều phạm nhân khác, trong những ngày thụ án, P. có dịp quan sát cách sống và sinh hoạt của con vật chọn bóng đêm làm chốn mưu sinh. Và trong hàng ngàn đêm dựa tường quan sát, P. nghiệm ra một điều: Mặc dù sống trong chốn âm u nhưng những con mèo vẫn có tình mẫu tử rất cao cả, nhận biết rất rõ đâu là chỗ dựa vững tin, đâu là hành động nên và không nên làm. P bảo, từ ngày mãn án đến giờ, điều ấy vẫn ngày ngày lăn theo vòng quay chiếc xe ôm của anh...
(Theo Giáo dục Việt Nam)