- Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Nguyễn Văn Khương - nhà báo Hoàng
Khương cho biết mình có sai phạm nhưng cho rằng đó là sai về nghiệp vụ
báo chí vì đã lấn sâu quá
trong quá trình tác nghiệp.
Chiều nay (6/9), phiên tòa xét xử nhà báo Hoàng Khương và các bị cáo trong vụ án tiếp tục với phần thẩm vấn của Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát và luật sư.
Trả lời thẩm vấn của HĐXX, Hoàng Khương cho rằng cơ quan tố tụng đã nói sai về phần động cơ phạm tội; xuyên suốt quá trình điều tra, mục đích của bị cáo chỉ là tác nghiệp do đó việc kết luận động cơ của bị cáo với hành vi “đưa hối lộ” là sai bản chất.
Về hành vi đưa 15 triệu đồng cho Huỳnh Minh Đức để “giải cứu” xe đua cho Trần Minh Hòa, nhà báo Hoàng Khương khai rằng: “khoản tiền 15 triệu đồng không phải là tiền lo lót để lấy xe ra mà là tiền nộp phạt”. Bị cáo giải thích, theo chủ trương của Ban biên tập, mục đích của bị cáo là tác nghiệp để tìm hiểu về quá trình xử lý xe vi phạm giao thông và xử lý tai nạn giao thông. Do đó, khi nghe Tôn Thất Hòa nói về việc xe của Trần Anh Tuấn bị bắt thì bị cáo xin đi theo. Tương tự, vụ “giải cứu” xe đua giúp Trần Minh Hòa cũng vậy.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc đưa 15 triệu của Trần Minh Hòa cho Huỳnh Minh Đức, Hoàng Khương khai: mục đích là để xem CSGT xử lý quy trình như thế nào? Tuy nhiên, chủ tọa đã bác bỏ lời khai trên và cho rằng với tư cách nhà báo, nếu Hoàng Khương muốn biết về quy trình xử lý này sẽ có nhiều cách để tìm hiểu.
Cũng về khoản tiền này, trước đó Hoàng Khương nói với Trần Minh Hòa là đưa cho Đức để Đức đóng phạt. Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc “liệu một CSGT có đi đóng phạt cho chủ xe vi phạm hay không?”; Hoàng Khương khai “đó cũng là lý do để bị cáo tìm hiểu”.
Tuy nhiên, khi chủ tọa hỏi “vậy trong thời gian cầm tiền của Trần Minh Hòa suốt hơn nửa tháng bị cáo có ghi lại số sêri hay chụp hình các tờ tiền sẽ đưa cho Đức hay không”; Hoàng Khương cho biết là không.
Theo lời khai của Huỳnh Minh Đức, sau khi bài báo “Giải cứu xe đua trái phép” đăng trên báo Tuổi trẻ, tài xế Hùng (tức Hoàng Khương) có gọi điện cho Đức để nói về việc trả lại đăng ký xe và một số thông tin liên quan. Tuy nhiên, Hoàng Khương không thừa nhận điều này và khẳng định sau khi đăng bài viết bị cáo hoàn toàn không gọi điện cho Đức.
Trả lời câu hỏi của Viện kiểm sát, nhà báo Hoàng Khương khai, mặc dù đã có 15 năm trong nghề báo nhưng do không có văn bản nào quy định về quá trình tác nghiệp phải thế nào nên bị cáo đã bị cuốn trôi theo sự kiện. Hoàng Khương thừa nhận có sai sót là do đã dấn quá sâu vào tác nghiệp báo chí.
Viện kiểm sát cũng bác bỏ lời khai này vì cho rằng, trong vụ việc bị cáo Khương không chỉ là người chứng kiến mà còn trực tiếp tham gia “đưa hối lộ”, bị cáo thừa hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật…
Quá trình thẩm vấn, ngoài lời khai trên còn một số lời khai của bị cáo Khương mâu thuẫn với lời khai của các bị cáo khác nên HĐXX đã mời họ lên để đối chất. Sau đó, phiên tòa tạm dừng với phần thẩm vấn của luật sư Phan Trung Hoài.
Ngày mai, phiên tòa tiếp tục.
Mai Phượng
Chiều nay (6/9), phiên tòa xét xử nhà báo Hoàng Khương và các bị cáo trong vụ án tiếp tục với phần thẩm vấn của Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát và luật sư.
Trả lời thẩm vấn của HĐXX, Hoàng Khương cho rằng cơ quan tố tụng đã nói sai về phần động cơ phạm tội; xuyên suốt quá trình điều tra, mục đích của bị cáo chỉ là tác nghiệp do đó việc kết luận động cơ của bị cáo với hành vi “đưa hối lộ” là sai bản chất.
Ông Hoàng Khương được dẫn giải sau phiên tòa. |
Về hành vi đưa 15 triệu đồng cho Huỳnh Minh Đức để “giải cứu” xe đua cho Trần Minh Hòa, nhà báo Hoàng Khương khai rằng: “khoản tiền 15 triệu đồng không phải là tiền lo lót để lấy xe ra mà là tiền nộp phạt”. Bị cáo giải thích, theo chủ trương của Ban biên tập, mục đích của bị cáo là tác nghiệp để tìm hiểu về quá trình xử lý xe vi phạm giao thông và xử lý tai nạn giao thông. Do đó, khi nghe Tôn Thất Hòa nói về việc xe của Trần Anh Tuấn bị bắt thì bị cáo xin đi theo. Tương tự, vụ “giải cứu” xe đua giúp Trần Minh Hòa cũng vậy.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc đưa 15 triệu của Trần Minh Hòa cho Huỳnh Minh Đức, Hoàng Khương khai: mục đích là để xem CSGT xử lý quy trình như thế nào? Tuy nhiên, chủ tọa đã bác bỏ lời khai trên và cho rằng với tư cách nhà báo, nếu Hoàng Khương muốn biết về quy trình xử lý này sẽ có nhiều cách để tìm hiểu.
Cũng về khoản tiền này, trước đó Hoàng Khương nói với Trần Minh Hòa là đưa cho Đức để Đức đóng phạt. Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc “liệu một CSGT có đi đóng phạt cho chủ xe vi phạm hay không?”; Hoàng Khương khai “đó cũng là lý do để bị cáo tìm hiểu”.
Tuy nhiên, khi chủ tọa hỏi “vậy trong thời gian cầm tiền của Trần Minh Hòa suốt hơn nửa tháng bị cáo có ghi lại số sêri hay chụp hình các tờ tiền sẽ đưa cho Đức hay không”; Hoàng Khương cho biết là không.
Theo lời khai của Huỳnh Minh Đức, sau khi bài báo “Giải cứu xe đua trái phép” đăng trên báo Tuổi trẻ, tài xế Hùng (tức Hoàng Khương) có gọi điện cho Đức để nói về việc trả lại đăng ký xe và một số thông tin liên quan. Tuy nhiên, Hoàng Khương không thừa nhận điều này và khẳng định sau khi đăng bài viết bị cáo hoàn toàn không gọi điện cho Đức.
Trả lời câu hỏi của Viện kiểm sát, nhà báo Hoàng Khương khai, mặc dù đã có 15 năm trong nghề báo nhưng do không có văn bản nào quy định về quá trình tác nghiệp phải thế nào nên bị cáo đã bị cuốn trôi theo sự kiện. Hoàng Khương thừa nhận có sai sót là do đã dấn quá sâu vào tác nghiệp báo chí.
Viện kiểm sát cũng bác bỏ lời khai này vì cho rằng, trong vụ việc bị cáo Khương không chỉ là người chứng kiến mà còn trực tiếp tham gia “đưa hối lộ”, bị cáo thừa hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật…
Quá trình thẩm vấn, ngoài lời khai trên còn một số lời khai của bị cáo Khương mâu thuẫn với lời khai của các bị cáo khác nên HĐXX đã mời họ lên để đối chất. Sau đó, phiên tòa tạm dừng với phần thẩm vấn của luật sư Phan Trung Hoài.
Ngày mai, phiên tòa tiếp tục.
Mai Phượng