- Theo các chuyên gia, những trận động đất xảy ra gần đây là do các đới đứt gãy trên lãnh thổ Việt Nam đang hoạt động mạnh. Do đó, trong thời gian tới sẽ tiếp tục còn các trận động đất khác. Những thành phố lớn có nhiều cao ốc (đặc biệt là các chung cư cũ đã xuống cấp trầm trọng tại Hà Nội) cần cảnh giác với nguy cơ rung lắc mạnh.
>> Chuyên gia địa chất lý giải Hà Nội rung lắc
>> Hà Nội, Hải Phòng xôn xao vì rung chấn
Còn nhiều trận động đất xảy ra song khó dự báo
Trao đổi với VietNamNet chiều
4/10, TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Giám đốc Trung tâm
báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết như trên.
Tuy nhiên, hiện nay cơ quan chuyên môn chưa thể đánh giá, giải thích được tại
sao các đới đứt gãy này lại hoạt động mạnh lên. Chỉ có thể khẳng định động đất
sẽ tiếp tục xảy ra trong thời gian tới, song không thể dự báo khi nào xảy ra,
xảy ra ở đâu cũng như cường độ mạnh – yếu.
Động đất ở Hải Phòng ngày 3/10 khiến người dân ở Hạ Long (Quảng Ninh) cũng cảm nhận được rung chấn - (Ảnh: Báo Quảng Ninh) |
Theo thông tin từ Viện Vật
lý địa cầu, ngoài động đất liên tiếp tại thủy điện Sông Tranh 2 thì trận động
đất ngày 3/10 tại Hải Phòng không phải trận động đất duy nhất xảy ra trong những
ngày qua.
Cụ thể: Lúc 15 giờ 46 phút (giờ GMT) tức 22 giờ 46 phút (giờ Hà Nội) ngày 29/9,
một trận động đất có độ lớn 3.2 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ (19.36 độ
vĩ Bắc, 105.15 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu là 17 km, chấn tâm động đất ở địa
bàn huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An.
Trước đó chỉ vài giờ đồng hồ (lúc 19 giờ 57 phút ngày 29/9, giờ Hà Nội), cũng
tại khu vực này đã xảy ra một trận động đất có độ lớn 3.3 độ Richter.
Chất lượng các chung cư cũ đã xuống cấp là mối lo khi có động đất - (Ảnh: Internet). |
Ngay sau khi trận động đất xảy ra ở Hải Phòng vào 10h18 phút (giờ Hà Nội) ngày 3/10 thì chỉ 5 tiếng đồng hồ sau đó (vào lúc 15 giờ 15 phút 9 giây, giờ Hà Nội), ở khu vực ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ cũng xảy ra một trận động đất có độ lớn 3.3 độ Richter tại vị trí 19.93 độ vĩ Bắc, 106.98 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu 10km.
Tuy có liên tiếp các trận động đất xảy ra như đã nêu song TS Minh cho biết trên các đới đứt gãy mà xảy ra động đất là chuyện bình thường (động đất kiến tạo), mật độ và cường độ như trên cũng chưa có gì đáng ngại.
“Động đất kích thích như ở Sông Tranh mới là đột biến. Từ tháng 3 đến giờ có hàng trăm trận xảy ra ở đây, nguyên nhân gây động đất đã khác đi. Động đất đó mới là đột biến, bất thường, đáng lo”, ông Minh thông tin.
Hà Nội nằm trong vùng phát sinh động đất mạnh
Ông Minh cho biết đối với trận động đất xảy ra ngày 3/10 tại Hải Phòng, cơ quan chuyên môn xác định trên nền đới đứt gãy đó thì cường độ cực đại của trận động đất này có thể lên đến trên 6 độ richter.
Tuy nhiên, thực tế cường độ của nó đạt 4,4 độ
richter.
Trận động đất này gây rung động cấp 5 ở tâm chấn (Kiến An, Hải Phòng). Tại đây,
người dân có thể cảm nhận được nhà cửa rung lắc, đồ vật trong nhà có thể dịch
chuyển nhẹ. Còn tại Hà Nội và các vùng lân cận có thể cảm nhận rung chấn cấp 3.
Bản đồ chấn tâm trận động đất mạnh 3,3 độ richter xảy ra tại vinh Bắc Bộ vào ngày 3/10, chỉ sau trận động đất ở Hải Phòng 5 tiếng đồng hồ (Ảnh: Viện Vật lý địa cầu). |
Ông Minh cũng thông tin: Hiện các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu đã tiến hành phân vùng động đất Việt Nam theo thang động đất quốc tế MSK-64, gồm vùng phát sinh động đất cấp 8 – cấp 9, cấp 7 – cấp 8 và cấp 6 – cấp 7.
Theo cách phân vùng này, Hà Nội nằm trong vùng động đất cấp 7 - cấp 8, TP.HCM nằm trong vùng động đất cấp 6 - cấp 7.
Về ảnh hưởng đối với các khu nhà cao tầng tại thành phố lớn khi xảy ra động đất, ông Minh cho biết hiện nay với cường độ của các trận động đất đã xảy ra thì có thể chưa đáng lo ngại.
Tuy nhiên, với trận động đất có cường độ như trận xảy ra ở Hải Phòng ngày 3/10, nếu tâm chấn ở Hà Nội thì cũng có thể sẽ có vấn đề với các khu nhà chung cư cũ đang xuống cấp trầm trọng.
“Tại Hà Nội, nếu xảy ra động đất thì có lẽ cần phải lưu ý hơn. Trận động đất ở Tuần Giáo (Điện Biên) năm 1983 mạnh 6,7 độ richter thì rung động tại Hà Nội đã đạt cấp 6 rồi. Thời đó còn chưa có nhiều nhà cao tầng. Hiện nay có nhiều nhà cao tầng rồi thì không biết thế nào”, ông Minh nói.
Lo cho chung cư cũ
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, theo tiêu chuẩn những
công trình nào ở nơi có khả năng xảy ra chấn động cấp 7 theo thang
động đất quốc tế MSK thì bắt buộc phải thi công chống động đất. |
Ngọc Anh
>> Hà Nội lại xảy ra rung chấn?
>> Chuyên gia địa chất lý giải Hà Nội rung lắc
>> Hà Nội, Hải Phòng xôn xao vì rung chấn