- Kinh phí đổ vào các dự án chống ngập hiện nay được cho là chưa tương xứng với kết quả do ngập cũ chưa hết, ngập mới đã phát sinh.
Giáo sư Lê Huy Bá - Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường trao đổi với VietNamNet những quan điểm về tình trạng ngập và chống ngập tại TP.HCM.
Thưa giáo sư, ông đánh giá thế nào về tình trạng ngập ở TP.HCM hiện nay ?
- Khu vực ngập trung tâm thành phố gồm quận 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11, Phú Nhuận và một phần các quận Bình Chánh, Bình Thạnh, Tân Bình; thuộc lưu vực hệ kênh rạch chính, bao gồm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hủ – Bến Nghé, Kênh Đôi, Kênh Tẻ, Tham Lương, trên diện tích 140km2.
Do vị trí tạo thành của đô thị TP.Hồ Chí Minh nên nó mang đặc trưng “đô thị bán ngập triều”. Hướng thoát lũ chính của thành phố là Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc xuống Nam, Đông Nam. Vì vậy, chúng ta càng mở rộng đô thị hiện đại ở vùng Nam, Đông Sài Gòn như Bình Chánh, Q.7, Nhà Bè, Cần Giờ, tức là chúng ta càng ngăn đường thoát nước của thành phố.
Nói như vậy không lẽ đô thị hóa là thủ phạm, còn hậu quả do biến đổi khí hậu bấy lâu nay đã bị thổi phồng?
- Không, khi xem xét nguyên nhân gây nên ngập lụt tại TP.HCM, phải xem xét tới tổ hợp mưa, thuỷ triều và quá trình đô thị hoá. Trong đó, nguyên nhân làm cho yếu tố mưa và thuỷ triều ngày càng cao và thất thường, ảnh hưởng càng nặng nề đến ngập lụt đô thị là do quá trình biến đổi khí hậu làm cho trái đất nóng dần lên, nước biển dâng, nhất là khi thủy triều đã và sẽ tăng thêm 1,0m vào cuối thế kỷ này.
GS Lê Huy Bá: TP.HCM không nên xây dựng thêm cao ốc trong khu vực trung tâm. |
Khi mực nước biển dâng thêm 1m, 14 triệu dân ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng, 40.000 km2 vùng đồng bằng bị ngập lụt và 1.700 km2 vùng ven biển bị chìm. TP.HCM (Cần Giờ, Nhà Bè, Q.2, Q.8, Q.7, Thủ Thiêm, một phần Bình Thạnh, Bình Chánh…) sẽ bị ngập mặn nghiêm trọng.
Vậy TP.HCM đã đi chệch hướng khi bắt đầu đô thị hóa?
Ông có thể nói cụ thể hơn không?
Khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên một cách ồ ạt, trong khi hệ thống thoát nước chưa được chú ý đúng mức nên cứ mưa xuống là đường bị ngập, đường được nâng lên thì nhà ngập. Nâng nhà lên thì lại làm đường ngập.
Xế hộp “bơi” trên phố |
Chính vì các yếu tố này mà dẫn đến tình trạng ngập lụt tại TP.HCM ngày càng bế tắc, không một phương án nào mang lại kết quả khả thi. Ai cũng rõ là biến đổi khí hậu sẽ làm nước biển dâng nhưng người ta vẫn quy hoạch phát triển và đô thị hoá hoành tráng ra các vùng thấp như Q.7, Đông Nam và Tây Nam thành phố, cùng với các công trình đồ sộ và lấn biển.
Theo ông, nỗ lực chống ngập nên bắt đầu từ cơ sở nào?
Không nên phát triển đô thị kiểu xây nhà cao tầng ở những vùng quá thấp, trũng, đất không nền ở vùng Nam, Tây Nam thành phố. Q.8, Q.4 ngày càng ngập nhiều hơn, bởi vì, vùng này trũng, hứng nước vùng cao, vốn xưa là bãi lầy, nay lại bị ngập nhiều hơn vì các vùng trũng xung quanh cũng đã bị đô thị hoá mất rồi!.
Nếu vì lý do đặc biệt buộc phải xây dựng công trình ở vùng trũng thì sao, thưa ông ?
• Minh Dũng