- Phòng CSGT Hà Nội đã chỉ đạo tăng cường sử dụng xe ô tô trật tự kiểm soát bật đèn quay, dùng loa nhắc nhở, xử lý vi phạm hàng ngày từ 6 giờ sáng đến 24 giờ tại tuyến đường trên cao vành đai 3.
>> Sẽ phạt nặng xe máy đi đường trên cao HN
>> Hình ảnh khó coi tại đường trên cao HN
>> Cận cảnh láo nháo ở đường trên cao Hà Nội
>> Vi phạm tràn lan tại đường trên cao Hà Nội
>> Đường trên cao vừa thông đã có tai nạn
Thượng tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT - CA TP. Hà Nội cho biết, các vi phạm chủ yếu trên tuyến đường cao tốc cầu cạn vành đai 3 là xe mô tô (cả xe ôm dừng chờ đón khách) đi vào đường cấm, xe khách dừng đón trả khách trên đường, người đi bộ đi lên cầu.
Chính vi phạm này đã dẫn đến hậu quả là 2 vụ tai nạn làm một người chết, 1 người bị thương.
Vi phạm diễn ra
phổ biến tại đường cao tốc trên cao Hà Nội. (Ảnh: Phạm Hải) |
“Phòng CSGT sẽ tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế giao thông” - Thượng tá Thắng nói.
Lý giải cho việc tai nạn giao thông vẫn xảy ra
trên tuyến đường cao tốc dù đã có kế hoạch phân làn và cắm các biển báo cấm các
loại phương tiện ngoài ô tô lưu thông trên cầu, Thượng tá Thắng cho rằng, ý thức
người tham gia giao thông còn yếu, tùy tiện, coi thường pháp luật, coi nhẹ ngay
cả tính mạng của mình.
Thượng tá Thắng cũng chỉ rõ, tình trạng giao thông của tuyến đường rất phức tạp
vì có đặt biển báo hiệu đường cao tốc dài 8,9km, tuy nhiên lại có tới 8 điểm
nhập, tách dòng dẫn hướng các phương tiện lên xuống (2 chiều đường).
Tại điểm tiếp đất cuối cùng đường trên cao (điểm
Mai Dịch), khi phương tiện đi xuống tiềm ẩn nguy hiểm do xung đột với các dòng
phương tiện đi lên cầu vượt Dịch Vọng.
Để “siết” chặt vi phạm giao thông và tránh những rủi ro cho các phương tiện lưu
thông trên đường cầu cạn vành đai 3, Thượng tá Thắng kiến nghị các ngành chức
năng cần hoàn thiện hệ thống biển báo, vạch sơn.
“Cùng với CSGT, lực lượng chức năng khác như Thanh tra giao thông, công an
quận, huyện trên địa bàn có tuyến đường đi qua phải phối hợp chặt chẽ trong công
tác hướng dẫn, xử lý vi phạm trên toàn tuyến (gồm cả tầng 1 và tầng 2)” -
ông Thắng đề xuất.
Chiều cùng ngày, trao đổi với VietNamNet, Trung
tá Nguyễn Chí Công, đội trưởng đội CSGT số 7 cho biết: Hiện tại theo phân công
của Phòng CSGT, dọc trên tuyến đường trên cao sẽ do đội CSGT số 4 và đội CSGT số
6 quản lý.
Đội CSGT số 7 được phân công bố trí lực lượng đứng chốt hướng dẫn cho các phương
tiện (bị cấm) không được đi lên - xuống tại 3 cầu cạn lên - xuống trên đường
Khuất Duy Tiến và Nguyễn Xiển.
Các phương tiện bị cấm khi đi từ trên cầu cạn
xuống sẽ bị lực lượng CSGT đứng chốt chặn xử lý nghiêm.
“Trong ngày 23/10, tình trạng vi phạm trên đường cầu cạn trên cao đã giảm hẳn
so với trước do có lực lượng đứng chốt chắn xử lý kiên quyết”, ông Công cho
biết.
Thượng tá Thắng cho hay, qua số liệu
báo cáo của các đội giao thông xử lý vi phạm trên đường cầu cạn, từ
ngày thông xe (21/10) đến 4h chiều nay (23/10), Phòng đã kiểm tra xử
lý 40 trường hợp, tạm giữ 13 xe mô tô và 3 bộ giấy tờ, nhắc nhở 5
trường hợp. Qua phân tích các lỗi vi phạm trên, Phòng CSGT chỉ rõ, phương tiện đi vào đường cấm có 39 trường hợp, dừng đỗ sai quy định 1 trường hợp. |
Vũ Điệp
>> Sẽ phạt nặng xe máy đi đường trên cao HN
>> Hình ảnh khó coi tại đường trên cao HN
>> Cận cảnh láo nháo ở đường trên cao Hà Nội
>> Vi phạm tràn lan tại đường trên cao Hà Nội
>> Đường trên cao vừa thông đã có tai nạn