- Đại diện Bộ Công an Việt Nam và cơ quan UNODC của Liên hiệp Quốc đồng quan điểm cho rằng tại Việt Nam, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em qua con đường du lịch chưa phát hiện được nhiều, nhưng tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Ngày 30/10 tại TP.HCM, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) phối hợp cùng cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên Hiệp Quốc (UNODC) đã tổ chức hội thảo quốc tế về “Tăng cường năng lực thi hành pháp luật trong hoạt động cấp quốc gia và xuyên quốc gia nhằm xác định và hành động hiệu quả với du lịch tình dục trẻ em ở khu vực sông Mê Kông” - gọi tắt là dự án XSP/T33.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát khẳng định: “Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em những năm qua tại khu vực Đông Nam Á có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, một số vụ án xâm hại tình dục trẻ em có tính chất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội...".
Cựu ca sĩ Gary Glitter bị kết án 3 năm tù ở Việt Nam
vì tội lạm dụng tình dục 2 bé gái - Ảnh: Getty Images
Đại tá Hồ Sỹ Tiến – Cục trưởng cục Cảnh sát hình sự và bà Zhuldyz Akisheva – GĐ quốc gia cơ quan UNODC của Liên Hiệp Quốc đều có chung nhận định, hoạt động xâm hại tình dục trẻ em thông qua đường du lịch tại Việt Nam, chưa phát hiện được nhiều.
Điển hình từ trước tới nay tại Việt Nam là vụ cựu ca sĩ nhạc Rock người Anh, Gary Glitter (tên thật là Paul Francis Gadd, 68 tuổi) bị TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên án 3 năm tù về tội “dâm ô trẻ em”; mới đây, cựu ca sĩ này tiếp tục bị cảnh sát Anh bắt giữ và có khả năng đối mặt với tội danh tương tự.
Sau vụ án đó đến nay, Việt Nam là
địa bàn khá “sạch” về nạn du lịch tình dục trẻ em.
Chia sẻ về một số kinh nghiệm, kỹ năng của cảnh sát Việt Nam trong công tác phát
hiện, điều tra tội phạm du lịch tình dục trẻ em, đại tá Tiến cho biết, tại Việt
Nam loại hình tội phạm này có một số biểu hiện đáng chú ý như: khách du lịch tự
tìm kiếm hoặc thông qua môi giới để thực hiện hành vi mua dâm, mua trinh, giao
cấu, dâm ô với trẻ em.
Ngoài ra, các đường dây sextour
hoặc đường dây mua bán trẻ em cung cấp các dịch vụ tình dục cho khách du lịch
trong và ngoài nước; nhiều nhất là khách du lịch dùng tiền để quay phim, chụp
ảnh khỏa thân, khiêu dâm trẻ em để tàng trữ, phát tán văn hóa phẩm khiêu dâm…
Tuy nhiên, ông Tiến cũng thừa nhận một số khó khăn trong việc điều tra, truy tố
các vụ án xâm hại tình dục trẻ em qua đường du lịch.
Cụ thể là khó khăn trong việc xác định độ tuổi nạn nhân, thu thập chứng cứ; sự dàn xếp, thỏa thuận giữa người thực hiện hành vi và chủ thể bị xâm hại thông qua yếu tố vật chất; điều tra viên thiếu kinh nghiệm vì là án nhạy cảm, có yếu tố nước ngoài…
Đáng nói nhất là hệ thống pháp
luật trong nước chưa có quy định riêng về tội phạm du lịch tình dục trẻ em.
Đại tá Tiến chia sẻ về kinh nghiệm tố tụng về các vụ án “nhạy cảm” dạng này là,
điều tra viên cần nắm rõ các quy định pháp luật liên quan, các hiệp định song
phương, tương trợ tư pháp…tăng cường đội ngũ cán bộ cơ sở để kịp thời nắm bắt
thông tin tội phạm hoặc người có dấu hiệu hành vi phạm tội; thực hiện một số
biện pháp khẩn cấp như giải cứu nạn nhân, giám định pháp y, hỗ trợ tâm lý cho
nạn nhân…
Đàm Đệ