- “Các anh chị ơi cứu thầy em với. Thầy em sắp đi rồi…” - đó là tiếng nức nở của một cô gái tên Quỳnh (SN 1987) vác bụng bầu 6 tháng, chạy đôn chạy đáo gõ cửa khắp các cơ quan báo chí xin cứu giúp thầy mình đúng vào ngày Nhà giáo (20/11).
Nhìn dáng vẻ khẩn khoản, chân thành của cô gái khiến chúng tôi không thể cầm lòng.
Tìm mọi cách cứu thầy
Quỳnh đưa chúng tôi đi khắp các phòng trong Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM, gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ tình trạng bệnh của thầy cô.
Cô học trò òa khóc khi nghe bác sĩ nói đây là bệnh nan y, nếu thầy giáo đủ kinh phí và sức khỏe chịu đựng các đợt điều trị sẽ sống được thêm 5 năm, bằng không thầy sẽ ra đi rất mau, có thể là trong một vài tuần.
“Em xin chị hãy giúp em, thầy sống thêm 5 năm cũng được, thầy còn nhiều tâm nguyện chưa hoàn thành, từ giã cuộc đời chỉ trong một - hai tuần là quá sớm, chị ơi”, Quỳnh năn nỉ.
Khi được hỏi sao bụng mang dạ chửa mà vào bệnh viện, không sợ ảnh hưởng cho em bé ? Quỳnh lí nhí: “Em hứa với chồng chỉ vào bệnh viện nốt lần này”.
Thầy Thái đang điều trị tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học |
Người thầy đang nằm viện của Quỳnh là ông Phạm Văn Thái (SN 1966, ngụ tại thị trấn Định Quán, Đồng Nai).
Thầy Thái dạy môn toán ở Trường PTTH Định Quán. Quỳnh là học trò cũ cách đây 6 năm của thầy Thái. Dù ra trường đã lâu nhưng Quỳnh vẫn thường xuyên liên lạc với thầy cũng như bạn bè cùng lớp.
Hiện trong nhóm học sinh, có mình Quỳnh ở TP.HCM. Lúc nghe điện thoại bạn bè dưới Đồng Nai gọi, nói thầy Thái bị ung thư máu làm Quỳnh như rụng rời.
Dù đang mang thai nhưng Quỳnh vẫn chạy vạy khắp nơi xin hỗ trợ thầy mình đủ tiền chữa bệnh. Quỳnh còn bàn với chồng, cứ mỗi món đồ bán được từ shop quần áo của cô sẽ trích ra 5 ngàn đồng giúp thầy.
Có ai ngờ cách đây 2 tuần thầy Thái vẫn lên lớp, vậy mà giờ nằm liệt giường, không thể tiếp xúc, trò chuyện.
Cô Hồng, vợ thầy Thái cho biết 15 ngày trước thầy đi dạy về thì bị sốt. Cô mua thuốc hạ sốt cho thầy uống, thấy bớt.
Tuy nhiên, sau đó, thầy lại sốt cao trở lại. Cô đã đưa thầy về Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM khám, bởi nghi ngờ do thầy bị viêm gan siêu vi B.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt Đới, thầy Thái được chẩn
đoán bị xuất huyết bao tử, kèm viêm phổi, yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu.
Hai cô thầy lại đưa nhau qua Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM. Kết quả xét
nghiệm như sét đánh ngang tai. Thầy Thái bị bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy bào
(AML – N2).
Giấc mơ dang dở
Theo bác sĩ Trần Quốc Tuấn, Trưởng khoa Lâm sàng người lớn, Bệnh viện Truyền máu
Huyết học, ngoài bị bạch cầu cấp tính dòng tủy bào, bệnh nhân Thái còn nhiễm
viêm gan siêu vi B.
|
Cô học trò quyết định trích 5 ngàn đồng từ mỗi món đồ bán được ở shop quần áo để giúp thầy. Ảnh: Thanh Huyền |
Điều này làm việc điều trị thêm khó khăn, tốn kém
và dễ biến chứng.
Bác sĩ Tuấn cho biết bệnh của thầy Thái thuộc loại ít gặp với tỷ lệ vài trường
hợp/100 ngàn người, khó chữa khỏi, nếu điều trị suôn sẻ bệnh nhân sẽ sống thêm
từ 3 – 5 năm, bằng không sẽ tử vong nhanh trong vòng vài tuần.
Quá trình điều trị cho thầy Thái sẽ chia ra làm
nhiều bước. Đầu tiên thầy sẽ phải trải qua các đợt hóa trị (khoảng 4 đợt), tỷ lệ
thành công là 65 % - 70 %.
Tác dụng của các đợt hóa trị này giúp đưa thể trạng thầy Thái về như lúc ban
đầu. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành ghép tủy cho thầy. Việc ghép tủy thành công giúp
thầy sống thêm được 5 năm.
Ngoài ra, còn có phương án khác để cứu thầy giáo, đó là dùng tế bào gốc. Nếu
được ghép tế bào gốc từ anh em ruột với chi phí từ 300 – 500 triệu đồng, thầy
Thái có cơ hội khỏi hẳn bệnh.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Tuấn, "thời điểm vàng" trong việc điều trị cho thầy Thái
là 1 – 2 tháng đầu.
Trong khoảng thời gian này bệnh viện và gia đình
phải tập trung hết mọi phương tiện, chuyên môn, kinh tế để bệnh nhân được chữa
trị tốt nhất.
Được biết, dù BHYT đã chi trả nhưng mỗi đợt hóa trị thầy Thái vẫn phải đóng
khoảng 100 triệu đồng. Trong khi đó thầy là lao động chính của cả nhà với đồng
lương công chức hơn 3 triệu đồng/tháng.
Con trai thầy Thái đang học Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM biết bố mắc bệnh
hiểm nghèo có ý định thôi học, đi làm kiếm tiền cho bố chữa bệnh.
“Chồng tôi khi biết mình mắc bệnh rất buồn, đòi xuất viện để khỏi thành gánh
nặng cho gia đình. Ông ấy nói nếu con trai bỏ học bố sẽ bỏ về ngay, không chữa
trị nữa.
Cháu sợ quá phải hứa với bố vẫn học nhưng ráng
dành thời gian làm thêm. Tôi nghĩ bụng cùng lắm bán nhà cho ông ấy chữa bệnh,
còn nước còn tát. Nghĩ tới cảnh bất lực nhìn chồng ra đi tôi cầm lòng không
được. Cũng còn may có các em học trò thường xuyên lui tới động viên làm thầy
cũng vơi bớt u buồn”, chị Hồng, vợ thầy Thái bật khóc.
Lúc tôi ra về, cô học trò tên Quỳnh vẫn ôm bụng bầu chờ ngoài cổng. Quỳnh hấp
tấp chạy đến nắm tay tôi: “Chị ơi, dù chỉ kéo dài sự sống cho thầy thêm một
ngày chị cũng ráng giúp cho. Ráng giúp thầy em nhé chị!”.
Chúng tôi cũng nhận được bức tâm thư của một thấy giáo tên Sơn, đồng nghiệp của
thầy Thái ở Trường PTTH Định Quán.
Bức thư nói về ước mơ dạy học của thầy Thái. Thầy đã gắn bó với ngôi trường Định
Quán gần 20 năm. Có những học trò của thầy ngày xưa nay trở thành đồng nghiệp.
Hôm các thầy cô giáo tới bệnh viện thăm, thầy Thái chỉ có một ước mơ duy nhất:
Mau khỏi bệnh để về dạy học bởi thầy nhớ lớp, nhớ trường.
Ước mơ giản dị mà gần như không thể của thầy Thái ám ảnh các thầy cô khác suốt
chặng đường về. Thầy Sơn xin mọi người hãy chung tay, đừng để giấc mơ dạy học
của một người thầy đầy tâm huyết thành dang dở.
Thanh Huyền
Hơn lúc nào hết, gia đình,
đồng nghiệp và học trò thầy Thái đang rất mong những tấm lòng hảo tâm xa gần
giúp đỡ để thầy vượt qua cơn hiểm nghèo. 2. Qua Báo VietNamNet (ghi rõ ủng hộ thầy giáo Phạm Văn Thái) - Qua TK ngân hàng Vietcombank: Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet - Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for
Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,
156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội |