Trong vùng biển bạc, mỗi hòn đảo không chỉ như những thỏi vàng xanh mà còn là cột mốc chủ quyền tự nhiên của quốc gia. Số liệu thống kê cho thấy, cứ 100km vuông lãnh thổ đất liền có 1km bờ biển. Tỉ lệ này của VN cao gấp 6 lần trung bình thế giới.

GS TS Nguyễn Chu HồiGS TS Nguyễn Chu Hồi

Chủ quyền biển đảo VN tính về mặt địa lý kéo dài liên tục từ Bắc tới Nam trong một phạm vi diện tích rộng lớn và được khẳng định trên các chứng cớ lịch sử vững chắc, các cơ sở pháp lý theo luật biển quốc tế và quá trình cư trú trong một thời gian dài liên tục của bao thế hệ cha ông người Việt.

Hoàng sa Trường sa

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm gần như giữa Biển Đông, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Trường Sa và Hoàng Sa là hồn thiêng sông núi, nơi thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu của những thế hệ người con đất Việt và là những cột mốc chủ quyền không cần phải tranh cãi của Việt Nam ở biển Đông



Các tư liệu cho thấy nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, đến thời kỳ XHCN ngày nay, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Có thể kể đến một số ví dụ như bản đồ hành chính chính thức về cương vực nước ta thời Nguyễn là “Đại Nam nhất thống toàn đồ” được hoàn thành vào năm 1838 đã thể hiện đầy đủ hình ảnh quần đảo Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa và các đảo nhỏ riêng biệt.

Đại Nam thống nhất toàn đồĐại Nam thống nhất toàn đồ

Đây là tấm bản đồ gần như hoàn toàn trùng khớp bản đồ về lãnh thổ và hải giới Việt Nam sau này. Điều này cho thấy ngay từ thời kỳ đầu triều đình nhà Nguyễn đặc biệt chú trọng tới phân giới, cắm mốc và khẳng định chủ quyền biển đảo của quốc gia.

Những cuốn sách sử dưới triều Nguyễn có giá trị như: “Đại Nam Thực Lục Chính biên”, “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục”, “Minh Mệnh Chính Yếu”, “Đại Nam Nhất Thống Chí...”

Việc xác lập chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng được ghi nhiều trên Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Dẫn chứng như Châu bản ngày 12/2 năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836) ghi nhận phúc trình của Bộ Công về sai người ra Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ.

Theo GS, TS Nguyễn Quang Ngọc - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia HN, tư liệu Châu bản nhà Nguyễn là những công văn, giấy tờ, báo cáo của các Bộ và các địa phương lên nhà vua, được nhà vua trực tiếp nghiên cứu, xem xét và phê duyệt, có ý kiến ở đó.

châu bản triều Nguyễnchâu bản triều Nguyễn

Châu bản năm Minh Mệnh thứ 19

Ý kiến của vua được đánh dấu bằng các hình thức như châu phê, châu điểm..., các dấu đó là dấu son của nhà vua, trực tiếp đánh dấu trên văn bản.

Đấy là cơ sở pháp lý cực kỳ quan trọng vì nói đến chủ quyền quốc gia lãnh thổ thì chủ quyền đó phải là chủ quyền của Nhà nước.

Nhà Nguyễn đã đẩy hoạt động chủ quyền lên đến tầm cao nhất, tức nhà vua trực tiếp chỉ đạo từng công việc cụ thể một ở Hoàng Sa, Trường Sa”, ông Ngọc nói.

Một trong những bằng chứng quý giá khác khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là bộ Atlas thế giới của nhà địa lý học Philippe Vandermaelen xuất bản năm 1827 tại Brussels (Vương quốc Bỉ).

Trong bộ Atlas này, Việt Nam được giới thiệu thông qua 4 tấm bản đồ số 97, 105, 106 và 110.

Ví dụ như tấm 106 vẽ đường bờ biển miền Trung Việt Nam từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16, phía ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa đã được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng vĩ độ 16-17 và kinh độ từ 109-111, bên cạnh khu vực được xác định là Hoàng Sa có 1 bản giới thiệu tóm tắt về đế chế An Nam.

Ngoài ra, bộ Atlas còn có tấm bản đồ số 98 mang tên Partie de la Chine vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam của Trung Quốc nằm trong khoảng vĩ độ 18-21, kinh độ từ 106-114. Điều đó ghi nhận biên giới cực Nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18.

bản đồ Việt Nambản đồ Việt Nam

Có 1 điều đáng lưu ý, đó là tất cả các bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ 20 trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với tấm bản đồ của Philippe Vandermaelen cũng như các bản đồ khác mà phương Tây đã vẽ. Tất cả đều không vẽ biên giới lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc xuống dưới vĩ độ 18.

Một minh chứng khác là vào ngày 25/8/1883, bản hoà ước giữa Pháp và triều Nguyễn đã xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

Điều này đồng nghĩa với việc chủ quyền của Việt Nam, trong đó có chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều do người Pháp quyết định.

Trong khoảng thời gian từ năm 1925-1949 với tư cách là đại diện nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, Pháp đã thực thi các chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lập đồn trú, dựng bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa cũng như giải quyết tranh chấp về chủ quyền với Nhật và Trung Quốc.

Từ ngày 5/9-8/9/1951 tại hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết hoà ước với Nhật. Trong phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5/9, với 48 phiếu trống, 3 phiếu thuận đã bác bỏ chủ quyền của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa phía Nam.

Tới ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại giao trưởng của Chính phủ quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tuyên bố 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam, không một đại biểu nào trong hội nghị có bình luận gì về tuyên bố này.

Hiệp định GeneveHiệp định Geneve

Không chỉ vậy, Hiệp định Geneve được ký kết ngày 20/7/1954cũng đã công nhận Việt Nam là một nước có nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất.

Ngày 2/7/1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25/4/1976 đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà XHCN Việt Nam. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hoàn toàn có nghĩa vụ, quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Năm 1988, trong chuyến thị sát tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đã dự lễ kỷ niệm 33 năm truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam tại đảo Trường Sa Lớn.

Tại đây, Đại tướng đã có phát biểu quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thật sự trên thực tế, phù hợp với pháp lý quốc tế, đạo lý quốc tế.

“Đường chín đoạn, đường lưỡi bò, đường chữ U” là những cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của TQ đối với quyền sở hữu khoảng 80% diện tích trên Biển Đông hiện nay.

Khi thể hiện trên bản đồ, đường 9 đoạn này chạy sát vào vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia ven biển Đông như Philippines, Malaysia, Việt Nam, vùng lãnh thổ Đài Loan. Ngoại trừ các học giả TQ, tất cả các học giả nước ngoài đều chỉ rõ đường lưỡi bò của TQ hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn. Và thực tế những phán quyết của toà trọng tài được thành lập theo phụ lục 7 Công ước của LHQ về luật Biển 1982 trong vụ Philippines kiện TQ đã bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn và quyền lịch sử của TQ về những vùng biển nằm bên trong yêu sách 9 đoạn này.

đường lưỡi bò

Ngày 12/7/2016, cả thế giới hướng về LaHay (Hà Lan) để chờ nghe phán quyết của toà trọng tài được thành lập theo phụ lục 7 Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982 về vụ Philippines kiện TQ liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Hoàng sa Trường sa

Là 1 quốc gia thành viên Công ước của LHQ Luật biển 1982 (UNCLOS), ngày 22/1/2013, Philippines đã đệ đơn kiện về việc TQ đã giải thích và áp dụng sai UNCLOS theo điều 279, điều 283, 284 lên toà trọng tài.

TS Nguyễn Toàn Thắng – Phó Viện trưởng Viện luật so sách, ĐH Luật HN : Trong yêu cầu khởi kiện thì Philippines đã nêu ra tất cả 15 nội dung rất dài. Tựu chung lại có mấy nội dung cơ bản.

Thứ 1, Philippines yêu cầu toà xác định yêu sách về đường đứt khúc của TQ là hành vi vi phạm các quy định Công ước của LHQ về luật Biển 1982. Và TQ không có quyền yêu cầu “quyền lịch sử” vượt qua những giới hạn mà công ước quy định.

Thứ 2, Philippines yêu cầu toà xác định một số cấu trúc địa chất mà TQ chiếm đóng trái phép trên Biển Đông, nếu theo UNCLOS, không có quy chế của đảo, mà chỉ có quy chế của đá hoặc bãi cạn lúc chìm lúc nổi.

Thứ 3, Philippines kiện TQ đã vi phạm UNCLOS khi cản trở Philippines thực thi các quyền chủ quyền, quyền tài phán và quyền tự do trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.

Thứ 4, Philippines kiện TQ đã vi phạm các quy định của Công ước UNCLOS khi thực hiện các công trình xây dựng trên quy mô lớn, cải tạo các cấu trúc trên Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng gây ra ô nhiễm đối với môi trường biển.

TS Nguyễn Toàn Thắng

Ngay trong đơn khởi kiện đệ trình toà, Philippines cũng đưa ra lưu ý toà về việc không khởi kiện vấn đề chủ quyền mà chỉ kiện về quy chế pháp lý, các cấu trúc trên vùng biển đang có tranh chấp với TQ.

Tuy nhiên ngày 31/3/2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ đã tuyên bố rằng TQ không chấp nhận và sẽ không tham gia vụ kiện và khẳng định toà trọng tài không có thẩm quyền đối với vụ kiện, cách đúng đắn để giải quyết tranh chấp là thông qua tham vấn và đàm phán, TQ không thay đổi quan điểm hay chính sách hiện hành về vụ kiện.

TS Nguyễn Toàn Thắng

TS Nguyễn Toàn Thắng

Quay trở lại câu chuyện về lịch sử của “đường lưỡi bò”. Yêu sách của “đường lưỡi bò” được TQ đưa ra 1 cách không chính thức từ chính quyền Trung Hoa Dân quốc (chính quyền Tưởng Giới Thạch).

Tháng 1/1948, Bộ Nội vụ nước Cộng hoà Trung Hoa chính thức công bố “Bản đồ các đảo trên Nam Hải”. Trên bản đồ này có xuất hiện 1 đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn mà TQ gọi là đường hình chữ U, một số học giả gọi đó là “đường lưỡi bò”, thể hiện quyền làm chủ đối với 4 nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông. Đó là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Pratas và bãi cạn Macclesfield mà TQ gọi là Đông Sa và Trung Sa

Năm 1949, Cộng hoà nhân dân Trung hoa ra đời và tiếp tục sử dụng đường lưỡi bò được thể hiện giống như trên bản đồ trước đó gồm 11 đoạn. Tuy nhiên, đến năm 1953, bản đồ vẽ đường lười bò của TQ xuất bản chỉ còn 9 đoạn, trước đó nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chưa có 1 tuyên bố chính thức nào về ý nghĩa pháp lý quốc tế cũng như quốc gia của đường đứt đoạn này.

Hoàng sa Trường sa

Thậm chí, trong những văn bản pháp lý quan trọng của CHND Trung Hoa về các vùng biển (như các tuyên bố về Lãnh hải 1958, về Lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, về đường cơ sở 1996 và về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998...) thì đường yêu sách này cũng không hề được nhắc đến.

Để tuyên truyền đường lưỡi bò, TQ đã truyền đạt các kiến thức phi lý trên cho thế hệ trẻ nước này vào chương trình SGK dành cho học sinh trung học, tuy nhiên TQ chưa bao giờ đưa ra tuyên bố chính thức trước dư luận quốc tế. Cho đến ngày 7/5/2009, lấy cớ phản đối báo cáo quốc gia của Việt Nam và báo cáo chung của Việt Nam và Malaysia về xác định ranh giới ngoài thềm lục địa, TQ đã gửi cho Tổng thư ký LHQ Công hàm kèm theo tấm bản đồ đường lưỡi bò, hay gọi là đường 9 đoạn, đường chữ U. đây được coi là tuyên bố đầu tiên bằng văn bản trong hơn 60 năm qua thể hiện quan điểm chính thức của TQ về chủ quyền tại khu vực Biển Đông và công bố bản đồ đường yêu sách này với thế giới.

Khi xem xét những vấn đề này, toà trọng tài nhận thấy các bản đồ về đường đứt khúc 9 đoạn, 10 đoạn, 11 đoạn tuy không trùng khớp về vị trí địa lý, về toạ độ nhưng có đường vẽ vùng hướng đi không thay đổi nên toà trọng tài đã căn cứ vào tấm bản đồ kèm văn bản TQ gửi LHQ năm 2009 để làm căn cứ xác định cho vụ kiện.

TS Nguyễn Toàn Thắng - Phó Viện trưởng Viện luật so sách, ĐH Luật HN nói, việc TQ đưa ra yêu cầu đấy là quyền lịch sử thì 1 trong những câu hỏi toà đặt ra liệu TQ có thực hiện quyền lịch sử trong đường đứt khúc 9 đoạn hay không. Để xác định điều đó thì toà đã xem xét những bằng chứng để xác định là từ thời xa xưa thì liệu rằng chỉ có ngư dân TQ thực hiện các hoạt động đánh bắt khai thác hải sản trong đường này hay không, hay bao gồm như dân của tất cả các nước. Thì với những bằng chứng thu được thì đã khẳng định không phải chỉ của ngư dân TQ mà tất cả ngư dân các nước trong khu vực đều thực hiện việc đánh bắt hải sản tại khu vực này. Vì vậy việc TQ khẳng định là có quyền từ lâu, duy nhất trong việc khai thác, đánh bắt nguồn tài nguyên trong đường đứt khúc là không có cơ sở pháp lý. Hơn nữa toà khẳng định là mỗi quốc gia khi yêu sách về lịch sử thì quyền này, yêu sách này đã chấm dứt khi anh trở thành thành viên của Công ước. Vì vậy quyền lịch sử mâu thuẫn với quyền của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì không tồn tại khi mà các quốc gia như Philippines, TQ trở thành thành viên của Công ước. Với những lập luận, nguyên tắc xuất phát từ thống trị biển như vậy thì toà đi đến kết luận yêu sách vè đường đứt khúc 9 đoạn, về quyền lịch sử của TQ là không có cơ sở pháp lý, và vi phạm các quy định của Công ước Luật biển 1982.

Bác bỏ yêu sách “quyền lịch sử” của TQ đối với vùng biển nằm trong phạm vi đường lưỡi bò.

Chiều 12/7/2016, phán quyết của hội đồng trọng tài chính thức được công bố. Nội dung của phán quyết đã đề cập đầy đủ 7 nội dung mà toà trọng tài đã lựa chọn thẩm quyền xét xử của mình trong số 15 điểm của đơn khởi kiện. Nội dung phán quyết của toà chỉ tập trung phán xét về việc giải thích và áp dụng sai các quy định công ước LHQ về luật biển, không liên quan gì đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp về phân định các vùng chồng lấn.
- Bác bỏ “quyền lịch sử” đối với tài nguyên trong đường yêu sách 9 đoạn;
- Khẳng định các cấu trúc (thực thể địa lý) thuộc Trường Sa không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý;
- Các hoạt động của TQ ngăn cản Philippines thực hiện các quyền của mình trong vùng đặc quyền kinh tế, kể cả vùng biển xung quanh bãi cạn Scaborough là vi phạm UNCLOS 1982;
- Các hoạt động khai thác, xây đảo nhân tạo của TQ đã gây hại cho môi trường biển;
- Tất cả những hoạt động đó của TQ đã làm trầm trọng thêm tranh chấp.

TS Trần Việt Thái – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao nói, có thể nói rằng với những phán quyết như vậy, toà đã nêu bật được chiến thắng của công lý, thắng lợi của công lý quốc tế, của quan hệ quốc tế dựa trên pháp quyền. Một điểm nữa toà cũng chỉ rõ các loại hành vi vi phạm bao gồm 9 loại hành vi vi phạm khác nhau. Về lâu dài trở thành những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ giữa các nước không chỉ ở khu vực Biển Đông mà trên toàn cầu. Tôi cho rằng phán quyết của toà là bước diễn giải quan trọng công ước luật biển, và vì toà có tính ràng buộc nên các biên liên quan sẽ phải tuân thủ. Tôi nghĩ rằng nó sẽ đóng góp quan trọng vào việc duy trì hoà bình, ổn định ở khu vực, góp phần bước tiến quan trọng để các quốc gia ven biển sống với nhau 1 cách hoà bình hữu nghị.

Căn cứ quy định của UNCLOS 1982, tại Điều 3, Luật Biển năm 2013 xác định “Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982”.

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Theo định nghĩa này, nội thủy bao gồm cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển và vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển; vùng nước lịch sử cũng theo chế độ nội thủy. Nội thủy được coi như là bộ phận lãnh thổ trên đất liền của quốc gia ven biển.

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý(1) tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Hoàng sa Trường sa

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m.

Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km, còn phía Trung Quốc khoảng 695 km. Phần Vịnh phía ta có 10 tỉnh thành tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km. Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng.

Theo Công ước luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, thì toàn bộ Vịnh Bắc Bộ là vùng chồng lấn, rất khó khăn cho công tác xác định chủ quyền vùng biển của mỗi nước.Vì thế từ đầu thế kỷ 19, Pháp với danh nghĩa bảo hộ VN đã ký công ước phân chia vịnh Bắc Bộ với nhà Thanh năm 1887.

Và việc phân chia ấy tiếp tục có hiệu lực bằng HIệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa VN và TQ ký ngày 25/12/2000.

Theo Hiệp định, Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích Vịnh và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích Vịnh. Ðường phân định đi cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý (25% hiệu lực).

Ðảo Bạch Long Vĩ là một đảo nhỏ của Việt Nam (diện tích khoảng 2,5 km2) lại nằm gần như ở giữa Vịnh Bắc Bộ (cách bờ biển Việt Nam khoảng 110 km, cách bờ đảo Hải Nam - Trung Quốc khoảng 130 km), tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt nên theo luật pháp và thực tiễn quốc tế chỉ được hưởng một phần hiệu lực hạn chế trong phân định. Ðảo Cồn Cỏ cũng là một đảo nhỏ nhưng nằm gần bờ của Việt Nam hơn (cách bờ khoảng 13 hải lý) nên được hưởng 50% hiệu lực trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại đường đóng cửa Vịnh.

TS Nguyễn Toàn ThắngTS Nguyễn Toàn Thắng

Cùng với Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, VN và TQ đã đàm phán về nghề cá. Hai bên ký kết nhất trí thiết lập Vùng đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước, nằm về phía Bắc của đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, về phía Nam của vĩ tuyến 20o Bắc và cách đường phân định được xác định trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là "Ðường phân định") 30,5 hải lý về mỗi phía và có tổng diện tích 33.500km vuông tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh.

Như vậy đảm bảo cách bờ mỗi nước là 30 hải lý. Đại bộ phận cách bờ của ta 35-39 hải lý và có hai điểm cách bờ là 28 hải lý. Thời hạn của vùng đánh cá chung là 15 năm, 12 năm chính thức và 3 năm gia hạn.

TS Nguyễn Toàn ThắngTS Nguyễn Toàn Thắng

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm gần như giữa Biển Đông, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô, bãi ngầm và bãi cạn, nằm cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10km2. Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 1,5km vuông.

Quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của Biển Đông gồm trên 100 đảo, đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi cát; cách Cam Ranh 248 hải lý trong đó có một số đảo quan trọng như đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Thám Hiểm và Song Tử Tây.

Hoàng Sa Trường Sa

Tổng diện tích đất nổi của quần đảo khoảng 3m vuông, trong đó đảo Ba Bình là đảo lớn nhất, rộng khoảng 0,5km vuông. Nhà nước Việt Nam trước sau như một khẳng định nhất quán chủ quyền của VN với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường này được thể hiện trong Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và Luật Biển VN năm 2012; Tuyên bố năm 1977 về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN; Nghị quyết của Quốc hội năm 1994 phê chuẩn Công ước LHQ về Luật biển 1982 cũng như trong các tuyên bố chính thức khác của Việt Nam.

quần đảo Trường Sa

Ở khu vực Nam Trung Bộ, năm 2003, Việt Nam và Indonesia đã ký hiệp định phân định thềm lục địa và hiện nay hai nước đang đàm phán để phân định vùng đặc quyền kinh tế.

Phần phía nam của lãnh thổ Việt Nam tính từ Đồng Nai đến mũi Cà Mau và tới Kiên Giang. Phần lãnh thổ này phía VN tiếp giáp với Biển Đông, phía tây nam giáp với vịnh Thái Lan. Do điều kiện của Biển Đông, một số vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một số nước láng giềng.

Trong các năm qua, VN đã nỗ lực tăng cường đàm phán, ký kết với các nước để phân định ranh giới vùng biển VN với các nước liên quan để xác định đường phân định nhằm xác định chủ quyền, quyền tài phán của VN đối với các vùng biển của mình. Hiện nay, VN đã ký được các hiệp định về phân định và chế độ pháp lý phần tiếp giáp với các nước có liên quan đến Biển Đông ở các cấp độ pháp lý khác nhau.

Hoàng Sa Trường SaHoàng Sa Trường Sa

Năm 1989, chính phủ VN ra quyết định xây dựng cụm dịch vụ kinh tế-khoa học-kỹ thuật tại khu đá ngầm trên thềm lục địa phía nam của VN thuộc địa phận đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo nay là tỉnh Bà Rịa gọi tắt là DK1. DK là chữ viết tắt đầu của cụm từ dịch vụ- kinh tế-khoa học-kỹ thuật được hiểu như một công trình phục vụ mục đích dân sự trên biển. Số 1 chỉ những nhà giàn ở vòng ngoài cùng, xa nhất so với đất liền.

Hiện nay, VN đã xây dựng được 15 nhà giàn DK1 trên các bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN. VN đang sử dụng chúng vào những mục đích kinh tế như nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí theo đúng quy định của UNCLOS 1982. VN không cố ý biến các bãi cạn này thành đảo nổi và cố tình gán ghép chúng trở thành một bộ phận của quần đảo Trường Sa. VN cho rằng mọi hành vi cố ý và gán ghép đó là hoàn toàn sai trái trong việc giải thích và áp dụng UNCLOS 1982 cần phải lên án và bác bỏ.

Chủ quyền biển đảo VN tính về mặt địa lý kéo dài liên tục từ Bắc tới Nam trong một phạm vi diện tích rộng lớn và được khẳng định trên các lịch sử vững chắc, các cơ sở pháp lý theo luật biển quốc tế và quá trình cư trú trong một thời gian dài liên tục của bao thế hệ cha ông người Việt.

nhà giàn DK1nhà giàn DK1