Đột nhiên tôi điên cuồng muốn rời khỏi nơi này, muốn về với đất nước tôi. Nhìn ánh mắt chào đón, vui mừng của họ hàng bên vợ, nhớ đến 126 triệu người Nhật đang trong hoạn nạn, lòng tôi trào dâng nỗi hổ thẹn khôn cùng.
David Atherton, một người Mỹ viết lại câu chuyện "chạy trốn khỏi thảm họa" trên báo The New Yorker.

TIN BÀI KHÁC

Cơn động đất trở nên đáng sợ vì nó xảy ra khi người dân Tokyo- nơi thường xuyên xảy ra động đất- lâu nay đã không còn lo nghĩ về thảm họa. Lúc đó, tôi đang làm việc trong quán cà phê cách chỗ ở của mình cùng vợ và đứa con trai 18 tháng tuổi khoảng 10 phút đi bộ.

Khi mọi thứ rung chuyển dữ dội, nhiều vị khách quen xung quanh thét lên kinh hãi, và ngay lập tức, tất cả chúng tôi lao ra đường, cùng với hàng trăm người khác đang cố chạy ra khỏi những ngôi nhà cao tầng đang lắc lư.

Những người dân Nhật thoái khỏi nơi đông đất. Ảnh: CNN

Cảnh tượng đường phố lúc này giống như trên một chiếc tàu bị nhồi nhét vào giờ cao điểm. Tôi cố gắng giữ thăng bằng để không bị ngã và hết sức hét gọi tên vợ mình, nhưng không nghe thấy tiếng cô ấy đáp lại.

Khi chạy thật nhanh về nhà, tôi thực sự không biết mặt đất còn rung chuyển hay chính mình nghiêng ngả. Cơn động đất qua đi, trên đường náo nhiệt như ngày hội, người ta tụ tập bàn tán hào hứng về những gì vừa xảy ra. Tôi trao đổi vài câu với người bán rong trên đường, và chúng tôi còn cười phá lên khi nhìn hoa quả của anh rơi vãi lộn xộn trên mặt đất.  

Chúng tôi đã không hề hay biết, cũng khoảng thời gian đó, ở phía bắc đất nước, nhiều thị trấn làng mạc gần như bị xóa sổ hoàn toàn cùng với hàng nghìn sinh mạng bị cuốn trôi bởi cơn sóng thần khủng khiếp chỉ sau vài giờ.

Khi xảy ra động đất, vợ tôi ở nhà, và cô ấy trốn dưới một chiếc bàn, hét gọi tên con trai cho đến khi mọi thứ ngừng rung chuyển. Chỉ có vài cuốn sách và hộp đựng ngũ cốc rơi dưới sàn nhà, còn mọi thứ vẫn nguyên vẹn.

Con trai tôi lúc đó đang ở nhà trẻ, cách nhà 5 phút đi bộ. Các nhân viên ở đó vẫn bình thản cho bọn trẻ ăn bữa chiều. Họ hỏi nhau “Cái gì rung lên phải không nhỉ?”. Rõ ràng lúc ấy, họ còn bận tâm đến đứa trẻ đang bị sốt hơn là trận động đất. Và đứa con trai của tôi cũng không hề bối rối, sợ hãi.

Con trai tôi lúc đó đang ở nhà trẻ, cách nhà 5 phút đi bộ. Các nhân viên ở đó vẫn bình thản cho bọn trẻ ăn bữa chiều. Họ hỏi nhau “Cái gì rung lên phải không nhỉ?”. Rõ ràng lúc ấy, họ còn bận tâm đến đứa trẻ đang bị sốt hơn là trận động đất. Và đứa con trai của tôi cũng không hề bối rối, sợ hãi.


Chỉ sau khi trở về nhà, nhìn thấy một chiếc tàu dừng lại bất thường, chúng tôi mới thấy được cảnh tượng khó tin của cơn sóng thần và bắt đầu nhận ra sự tàn khốc của nó. Sau đó, chúng tôi biết tin rằng 2 người bác của vợ tôi, đều ở tuổi 70, đã rời trung tâm Tokyo để trở về nhà ở Yokohama.

Dư chấn mạnh mẽ vẫn không dứt suốt đêm. Ngày hôm sau, trên các gian hàng không còn thịt, trứng cùng với mỳ ăn liền, bánh mỳ, nước uống cũng hết sạch. “Nhìn kìa”, vợ tôi nói, “cả bánh kếp người ta cũng mua hết sạch”.

Cứ mỗi giờ,Tokyo lại tiếp tục rung lên và thỉnh thoảng sự rung động đủ mạnh để nghe được tiếng bình lọc nước lắc lư. Để bình tâm lại, chúng tôi quyết định đến công viên Shinjuku Gyoen ở trung tâm thành phố.

Bé 4 tháng tuổi được cứu thoát trong vòng tay của bố. Ảnh: CNN

Trước khi rời nhà đi, tôi nhận được cuộc gọi của một anh bạn người Đức. Anh ta hỏi tôi có theo dõi tin tức về nhà máy điện hạt nhân không. Tôi đã không nghĩ đến nhà máy đó vì thực sự quá lo lắng về những cơn động đất tiếp theo.

“Bố đang khuyên tôi bay về Đức”, anh ta nói, “và hôm qua một người bạn nữa đã rời khỏi đây, hãy giữ liên lạc về kế hoạch của chúng ta.”

Công viên chúng tôi đến đông đúc hơn tôi tưởng. Nhiều cặp ngồi ngổn ngang dưới cây mận đúng dịp đầu xuân đang nở rộ, cậu con trai bé nhỏ của tôi thì không ngừng vẫy tay khi những đứa trẻ khác chạy qua.

Ở nhà ga, điện thoại liên tục reo lên, tạo ra âm thanh khác biệt trong một thành phố mà điện thoại di động luôn cài đặt ở chế độ im lặng như một nét văn hóa ứng xử.  
“Mọi người đang cố gắng thư giãn”, vợ tôi nói, nhưng có vẻ như cả thành phố đang nín thở. Tokyo dường như đã bước qua ranh giới vô hình, trong phút chốc nhún vai coi khinh sự an toàn, thoải mái được giáo dục cẩn thận.


Ở nhà ga, điện thoại liên tục reo lên, tạo ra âm thanh khác biệt trong một thành phố mà điện thoại di động luôn cài đặt ở chế độ im lặng như một nét văn hóa ứng xử.  

Anh bạn người Đức gọi điện lại, dự định sẽ bay về nước vào thứ 2.

 “Có lẽ tôi rất ngớ ngẩn”, anh nói, “Tôi thực sự không muốn đi, nhưng làm thế sẽ khiến bố tôi yên tâm hơn. Có lẽ, bố tôi đã ốm từ trước, nhưng giờ tôi thấy lo nhiều hơn.”

Chúng tôi thật may mắn khi biết rằng quận nơi mình sống không nằm trong danh sách cắt điện luân phiên, khiến nhiều người ở nơi khác không thể đi làm.

Nhưng các báo cáo cho thấy tình trạng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày càng tồi tệ hơn. Tôi cũng bức xúc vì mối đe dọa từ nhà máy không được thông báo rõ ràng.

  Xếp hàng đo độ nhiễm phóng xạ. Ảnh: CNN

“Thảm họa Chernobyl sẽ không tái diễn,” các chuyên gia cam đoan như thế, nhưng lại không giải thích điều gì sẽ xảy ra; nhiều nguồn thông tin cảnh báo trường hợp tồi tệ nhất là khi chất phóng xạ thoát ra ở mức thảm họa nhưng lại không chỉ ra ảnh hưởng cụ thể là gì.

Rõ ràng, vùng ngay sát nhà máy sẽ gặp nguy hiểm, thế phần còn lại ở phía đông Nhật Bản sẽ ra sao? Tokyo sẽ như thế nào?

Vợ tôi đã quá lo lắng và gọi điện cho mẹ cô ấy ở gần Nagoya. “Chắc chắn Tokyo sẽ an toàn!” - bà nói. Bà cười khi chúng tôi kể về những người sợ hãi lên máy bay rời khỏi đất nước.

Tối hôm đó, vợ tôi đã quá lo lắng và gọi điện cho mẹ cô ấy ở gần Nagoya, nhưng cách xa nhà máy điện hạt nhân, hỏi xem chúng tôi có thể đến đấy tránh nạn không.


“Chắc chắn Tokyo sẽ an toàn!”, mẹ cô ấy nói. Bà cười khi chúng tôi kể về những người sợ hãi lên máy bay rời khỏi đất nước.

Tiếp tục ngày thứ 3 u ám, mọi tin tức đều xấu đi. Một đám cháy xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân đã khiến cho mức phóng xạ ở vùng lân cận cao hơn.

Tôi thấy căng thẳng khi nghe lời phát biểu của Thủ tướng trên tivi, kêu gọi người dân bình tĩnh và yêu cầu người dân cách khu vực nhà máy 20-30 kilomét ở trong nhà. Cứ vài giờ, nhà cửa lại đung đưa. Thông tin liên tục về hậu quả của cơn sóng thần khiến chúng tôi bàng hoàng, đau đớn.

Đến trưa, tin tức về nhà máy hạt nhân khiến vợ tôi phải kiểm tra giờ tàu chạy vì quá lo lắng. Hầu hết, các chuyến tàu đều đang chạy trong lịch trình hạn chế hoặc ngừng hoạt động để tiết kiệm điện, chỉ có tàu cao tốc đến Nagoya vẫn hoạt động bình thường.

Trước khi rời Tokyo, tôi dừng lại ở một trường đại học. Nửa số người đi lại trên đường phố mang khẩu trang, nhưng điều đó chẳng nói lên điều gì vì ở Nhật, mọi người thường xuyên mang khẩu trang để chống chọi với giá rét.

Đường phố vắng vẻ, một vài cửa hàng đóng cửa; cảnh tượng gần giống như ngày thường trời nhiều mây ở Tokyo. Những đôi trai gái cười nói dạo chơi trên phố, những chiếc xe buýt vội vã lao qua.

Đường phố vắng vẻ, một vài cửa hàng đóng cửa; cảnh tượng gần giống như ngày thường trời nhiều mây ở Tokyo. Những đôi trai gái cười nói dạo chơi trên phố, những chiếc xe buýt vội vã lao qua.


Khoảng một tiếng sau, khi chúng tôi đến ga ToKyo trên chuyến tàu Yamanote Line, hối hả vác lên vai các túi đồ đã đóng gói cẩn thận, mọi thứ chúng tôi nhìn thấy bắt đầu khác đi.

Qua cửa sổ, chúng tôi thấy những con đường vắng vẻ hơn, số người mang khẩu trang nhiều lên, trong ga hầu hết đèn đều tắt. Tôi và vợ con ngồi trên một chuyến tàu chật ních người chạy trốn cùng với trẻ nhỏ.

Gần 11 giờ đêm, chúng tôi về đến nhà vợ mình, và nhận được tin rằng một trận động đất 6.4 độ richter lại tấn công tỉnh Shizuoka, khiến chiếc tàu cao tốc phải dừng lại, chỉ vài giờ sau khi chuyến tàu của chúng tôi đã đi qua.

Thực sự, lần này không phải là một dư chấn mà là một trận động đất mới, cùng với mặc cảm tội lỗi. Đột nhiên, tôi điên cuồng muốn rời khỏi nơi này, muốn về với đất nước tôi…Nhìn ánh mắt chào đón, vui mừng của họ hàng bên vợ, nhớ đến 126 triệu người Nhật đang trong hoạn nạn, lòng tôi trào dâng nỗi hổ thẹn khôn cùng…

  • David Atherton
  • Lưu Ly dịch
  • Bài viết đăng tải từ mục Blog của  báo The New Yorker
Tên bài do VietNamNet đặt lại