Hai thông tin đáng chú ý trong ngày hôm qua “Những thách thức với người kế nhiệm Bộ GD-ĐT” và 17 ngành đào tạo giáo viên của Trường ĐH Tây Bắc khó tuyển sinh viên khiến bạn đọc VietNamNet một lần nữa có dịp xôn xao trở lại câu chuyện sư phạm và những nguy cơ.
- Khi các trường sư phạm lao ra thị trường
- ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có hơn 200 điểm 0
- 17 ngành đào tạo giáo viên đều khó tuyển
- Những người thầy 'bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông...'
- Sinh viên sư phạm tự họa bản thân
- Ngành sư phạm qua thời kỳ vàng '3 con 9'
- Vấn đề của giáo dục VN: “Nói không” với trường sư phạm?
|
Sự lựa chọn ngành nghề của học sinh ngày càng thực tế hơn. Trong số các học sinh của Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội năm nay, hầu hết đăng ký thi ĐH Ngoại thương. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Họ tên: Tống Công Minh
Tiêu đề: Không bao giờ giàu
Tôi vào làm nghề dạy học gần 40 năm. Suốt từ thời bao cấp đến nay, tôi nhận thấy rằng: Nghề dạy học chỉ đủ sống, không có dư dật về đồng tiền (Trừ giáo viên ở thành phố có dạy thêm).Hiện tại bảng lương đã vượt khung, tính ra được lĩnh về 423. 5000 đồng/tháng. trừ tiền ăn, các khoản linh tinh, việc gia đình mỗi tháng còn 5000 đồng. Không đủ sống.
Họ tên: Huỳnh Thanh Thế
Tiêu đề: Chua xót quá
Khi đọc được bài báo "Những người thầy bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông...", tôi chỉ kịp thốt lên hai từ chua xót làm sao.
Bản thân tôi là giáo viên với biết bao hoài bão biết bao hãnh diện với nghề nhưng nhìn quanh đi vẫn lại trong 6 năm làm nghề giáo tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Có lúc nghĩ lại và có khi ba mẹ tôi (và cả những người xung quanh) hỏi tôi có dự định chuyển nghề không mà đau lòng lắm lắm, 6 năm dạy ở một trường thú thật số tiền mà tôi cho gia đình chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Còn gì đau đớn bằng khi mình là người con trai trụ cột trong gia đình mà không giúp ích gì cho gi đình!? Nhìn những nghề nghiệp khác hay một anh công nhân bình thường nói về lương của họ cũng hơn một nghề giáo viên, có phải giáo viên là một nghề "rẻ mạt"?! Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ mình chọn lầm nghề nhưng chỉ thấy hơi xót xa cho phận mình. biết bao giờ chúng tôi mới sống được với đồng lương này?!
Họ tên: ngoctuan
Tiêu đề: Vậy mà tiêu cực xin việc vẫn quá cao
Chiều 25/7, Trường ĐH Tây Bắc công bố điểm thi.Trưởng Phòng Đào tạo Phạm Minh Thông cho biết, kết quả điểm thi đạt rất thấp. Dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển vào trường năm nay sẽ giảm. Nếu xét tuyển với điểm sàn của Bộ như năm ngoái (khối A, D là 13, của khối B, C là 14 điểm), chỉ 25% thí sinh trúng tuyển. Nhà trường đang rất lo về phương án tuyển sinh năm nay. Ông Thông nói, 17 ngành đào tạo giáo viên đều rất khó tuyển sinh. Chuyện miễn giảm học phí đã không còn là yếu tố hút học sinh nữa. Số tiền này nhiều gia đình sẵn sàng đóng để con học ngành tốt hơn.
|
Họ tên: Hà Phương Minh
Tiêu đề: Không chỉ bởi mức lương quá thấp
Mà còn bởi 1001 những lí do khác. Với tôi, đó còn là nỗi buồn khi danh dự người thầy bị xúc phạm bởi cách đối xử của lãnh đạo nhà trường.Họ tên: Nguyễn Hoàng
Tiêu đề: Chua chát!
Đọc bài viết “Những người thầy bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông” mà tôi cảm thấy buồn cho ngành giáo dục nước ta.
Cách đây không lâu tôi có đọc một bài báo về tỉ lệ sinh viên giỏi thi vào ngành sư phạm ngày càng giảm dần. Thậm chí, khi chúng tôi đi vận động tuyển sinh ở các trường phổ thông, chúng tôi đã gặp phải sự chế diễu khi giới thiệu các ngành sư phạm. Ngay cả trường ĐHSP Hà Nội (trường cũ của tôi), lò đào tạo sinh viên sư phạm tốt nhất cũng phải hạ điểm chuẩn rất nhiều so với các năm trước đây. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc đào tạo ra học sinh phổ thông ngày càng kém chất lượng. Sinh viên tôi dạy thậm chí không biết khái niệm hàm số nhưng cũng chẵng biết làm thế nào?! Tôi đã có một quá trình xin việc đầy gian nan, về tỉnh lẻ làm việc đầy áp bức bởi lãnh đạo các cấp từ dưới lên trên. Cho dù đến nay đã có bằng tiến sỹ tôi vẫn cảm thấy mình đã sai lấm khi chọn ngành sư phạm.
Họ tên: Giáo làng
Tiêu đề: Tôi cũng đang muốn bỏ nghề
Tôi cảm thấy lo ngại cho tương lai thế hệ trẻ Việt Nam vì sự phát triển quá chậm của ngành giáo dục. Sẽ đến lúc không còn thầy giỏi, tâm huyết với nghề đứng trên bục giảng ( vì lương thấp, vì đầu vào kém ). " Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển" , ta thử đặt câu hỏi ngược lại để thấy tương lai đất nước.Một yếu tố nữa làm cho giáo viên không còn yêu thích nghề là trình độ quản lí giáo dục kém, ngày càng có nhiều tiêu cực trong ngành, đãi ngộ kém.
NỖI NIỀM NGƯỜI DỨT ÁOHọ tên: Phạm Công Minh
Tiêu đề: Thiệt thòi nhà giáo
Tôi cũng là nhà giáo, tôi có học vị tiến sỹ hẳn hoi và cũng là nhà giáo tâm huyết với nghề. Sau hơn 30 năm cống hiến, tôi về hưu với mức lương hơn 2 triệu đồng.
Trong khi đó, bạn bè tôi với những nghề khác, về hưu mức lương cao hơn hẳn tôi từ 1,5 đến 1,8 lần, có người hơn gấp đôi. Tôi chạnh nghĩ mình thiệt thòi quá, mình luôn là giáo viên giỏi, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao mà lương quá thấp, sao mình không bỏ nghề sớm hơn để về hưu còn có đồng lương khấm khá hơn, để con cháu về với ông bà không phải mua sẵn thức ăn để cùng bố mẹ cải thiện, sum họp. Nay nhà nước có phụ cấp thâm niên cho nhà giáo thì mình lại nghỉ hưu rồi cũng không được hưởng. Thật là thiệt đơn thiệt kép.
Họ tên: Trần Anh Tuấn - một giáo viên
Tiêu đề: Bỏ dạy không chỉ vì lương
Những lý do hiến giáo viên bỏ nghề: - Ngành GD có quá nhiều tiêu cực: Bệnh hình thức (đi dạy phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức vô ích), bệnh thành tích, tham nhũng.
- Không trọng nhân tài: GV không có cơ hội thể hiện hết năng lực, đối xử đánh đồng giữa những người có năng lực, có sự cống hiến với những người khác.
- Lãnh đạo ngành GD nói riêng và lãnh đạo nói chung chỉ biết tìm mọi cách đạt thành tích ảo mà bất chấp mọi thứ, mặc kệ hậu quả đối với HS và xã hội.
- Ý thức học tập và đạo đức HS xuống cấp nghiêm trọng.
- Người GV chịu nhiều sự đối xử bất công từ cấp trên, phụ huynh từ HS, từ xã hội.
- Cuối cùng mới là lý do lương thấp. Tất cả những điều đó làm những GV tâm huyết vô cùng bất mãn, đa số buông xuôi, chán nản không còn tâm huyết. họ ở lại với ngành chỉ vì tiếc thời gian, công sức, tiền bạc đã bỏ ra để học sư phạm, hơn nữa không biết làm gì khác để sống. Nếu có một nghề khác lương bằng hay thấp hơn chút ít và có tính ổn định thì chắc GV bỏ ngành hết.
Họ tên: Mr Max
Tiêu đề: Nghịch lý
Vợ là giáo viên Tớ chỉ muốn đặt một câu hỏi là tại sao lại chỉ có giáo viên bỏ nghề trong khi chả có cán bộ quản lý của bất kỳ trường nào bỏ nghề nhỉ?
Họ tên: Võ Việt Nam
Tiêu đề: Có vấn đề
Ở tỉnh tôi, số giáo viên trẻ, có năng lực xin nghỉ rất nhiều, ngược lại số giáo viên năng lực chưa tốt (xin lỗi về nhận định này) thì không ai nghĩ. Tương lai giáo dục thế nào. Cũng xin nói thêm, không hẳn ngành giáo dục không, mà các ngành khác cũng vậy. Thật buồn.
Họ tên: A Long
Tiêu đề: Nản 2 vợ chồng tôi cũng đã bỏ nghề, tôi bỏ trường Đại học, vợ bỏ trường phổ thông
Ra ngoài làm vẫn cống hiến cho nhà nước (hàng tháng đóng rất nhiều thuế thu nhập cá nhân), đâu nhất thiết phải đi dạy. Tuy nhiên, trong lòng luôn trăn trở và nghĩ lại thời mình từng làm, lo lắng sau này con cái mình sẽ được dạy dỗ ra sao? Những giáo viên giỏi, năng động thì ra đi. Một số ở lại thì chỉ lao vào dạy thêm kiếm tiền chứ không quan tâm đến học sinh.
Họ tên: Hai Ha
Tiêu đề: "Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông" là quy luật tất yếu
Tôi là một giáo viên đã chuyển nghề. Và trong con mắt các đồng nghiệp cũ, tôi là người may mắn. Nói chung, hầu như những người còn đang ở lại là những người không có cơ hội chuyển nghề. Bây giờ tìm được một người tâm huyết với nghề giáo là rất khó. Nghề giáo viên bây giờ áp lực nhiều, lương thấp nên nhiều người chuyển ngành là đúng thôi.
Họ tên: Xoan
Tiêu đề:Đúng là cái nghề giáo viên quá bạc bẽo
Năm nay tôi 50 tuổi. Thực sự vẫn chưa muốn nghỉ hưu, vì khi nghỉ về nhà sẽ rất buồn.Nhưng cứ nghĩ đến năm học mới với bao bề bôn, rồi kiểm tra của các cấp, các ngành liên tục, rồi thao giảng, dự giờ nữa mà ớn đến tận cổ. Rồi bao nhiêu áp lực từ những điều cỏn con, vô lí khác nữa...mà khiếp. Thôi, nghỉ đi là hơn.Thà buồn còn hơn là đau đầu liên miên.
Họ tên: Lê Thúy
Tiêu đề: Nhà nước nên nhìn lại ngành sư phạm
Tôi cũng là một cử nhân lịch sử, tốt nghiệp ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi thấy hiện nay, các trường sư phạm gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nếu nói vì bị người học bỏ rơi thì quả là không đúng. Mà theo tôi thấy, đó là thực tế của cuộc sống không cho phép họ chọn con đường sư phạm. Ai cũng đều biết, lương sư phạm thì rất thấp, thêm vào đó ra trường thì ngàn lần khó xin việc. Đã có rất nhiều người học cao đẳng sư phạm tỉnh ra trường hai năm mà không nơi nào tuyển dụng, cuối cùng thì đành phải về đi làm công nhân may. Thực tế này thì ai cũng tự hiểu mà thôi. Nếu nhà nước không có chính sách giải quyết việc làm như vậy thì tôi tin rằng chỉ 2 năm nữa nhiều giáo viên trong các trường sư phạm chắc phải chuyển nghề.
Họ tên: Khoa Nam
Tiêu đề: Đau xót quá
Đọc xong câu "Mỗi khi có giáo viên nghỉ việc, chỉ có người trong cùng cơ quan là hiểu rõ nguyên nhân, còn tất cả học sinh có thương nhớ thầy cô của mình cũng chỉ biết ngơ ngác: “Vì sao…?”.
Tôi thấy đau lòng, buồn, tiếc và nhớ đến những người thầy đã từng dìu dắt tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Lương không thay đổi cho phù hợp với thực tế thì còn nhiều giáo viên, công chức nhà nước ra đi. Mà không phải những người ra đi là người không có năng lực. Người bỏ nghề, là những người có năng lực thực sự, những người bằng đỏ, học nước ngoài về. Mức lương 1,8 triệu của sinh viên mới ra trường thử hỏi có đủ nuôi thân không? Mọi cái thời nay đều phải quy ra cơm áo gạo tiền, còn ai nói là yêu nghề đều là dối trá. Vì ăn không đủ, con cái học hành, gia đình bố mẹ, đám cưới đám ma 1,8 triệu/ tháng. Bạn tôi có lầm bức súc hỏi tôi? mày nghĩ thế nào khi ai đó xé tấm bằng đại học?
GIẢI PHÁP
Họ tên: Nguyên Viết Trung
Tiêu đề: Xin hãy giữ lòng tự trọng nghề nghiệp cho thầy cô
Ngành giáo dục nước ta mấy năm nay liên tục có những đổi mới về nội dung, chương trình sách giáo khoa, thi cư...nhưng kết quả vẫn chưa có gi là mới. Có một điều trước khi cải cách, đổi mới nền giáo dục, Bộ GD - ĐT lại không điều tra một cách tổng thể trong mọi lĩnh vực của ngành. Tại sao Bộ lại không điều tra trắc nghiệm về lực lượng thầy cô giáo người đang cầm cân nảy mực đối với chất lượng giáo dục, những người đang triển khai và thực thi những quy chế thi, chấm thi điều đó thiết nghĩ Bộ đã biết rõ.
Trong cơ chế thị trường này đời sống của thầy cô giáo với đồng lương chật vật như vậy ăn không đủ no lo không tới thì làm sao nói đến tâm huyết, đạo đực nghề nghiệp. Có thầy thì chạy xô đi làm MC cho các đám cưới, có thầy cô đi bán bảo hiểm, có thầy đi bỏ cà phê, hàng cho các quán, có thầy cô dạy thêm nhiều học sinh lì không trả tiền công sức cũng phải dùng nhiều biện pháp để tận thu kiểu như chủ nợ với con nợ vậy còn đâu tình nghĩa thầy trò, còn đâu lòng tự trọng nghề nghiệp.
Họ tên: Duc Trong
Tiêu đề: Cởi bỏ văn bản cứng nhắc
Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên để họ thật sự tâm huyết với nghề dạy học. Nhà nước cần cởi bỏ dần các văn bản cứng nhắc qui định đối với giáo dục, có những văn bản thực hiện chế độ chính sách thì rất chậm và lạc hậu không phù hợp (như chế độ tăng giờ từ năm 2005) mà vẫn không thực hiện. Nhà nước cần quan tâm đến sinh viên học các trường sư phạm tốt nghiệp được bố trí việc làm, nếu không ít năm nữa chúng ta không có người giỏi làm giáo dục thì lấy đâu ra trò giỏi và như vậy lấy đâu ra nguồn nhân lực có chất lượng cao thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Họ tên: Nguyễn Văn Thật
Tiêu đề: Phải đổi mới
Phải đổi mới tư duy, phải hoạt động trong môi trường hội nhập và sát thực tiễn của giáo dục. Các trường đa ngành có khoa sư phạm sẽ làm cho chất lượng đào tạo sư phạm toàn diện hơn, chất lượng hơn. Sự đa ngành của một trường hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành sư phạm và ngược lại.
Hoạt động giáo dục bây giờ không thể ngồi trên "ốc đảo" được. Giảng viên các ngành khác được bồi dưỡng phương pháp sư phạm thì năng lực giảng dạy sẽ rất sâu. Ở Thái Lan tất cả các trường sư phạm đã đổi thành trường đa ngành từ hàng chục năm nay. Không thể duy trì kiểu bao cấp sư phạm nghèo nàn cho các trường được. Hơn nữa tư duy "sư phạm thuần túy" của vài ba chục năm trở về truớc cũng không còn phù hợp.
Họ tên: Nguyễn Minh Tuệ
Tiêu đề: Phải đổi mới trong thi công chức GD
Các nhà quản lý GD và hoạch định chính sách GD có bao giờ đặt câu hỏi tại sao lại có nhiều HS không thích thi vào sư phạm hoặc các SV của các trường SP khi ra trường không muốn theo nghề?
Để hiểu rõ, các ông cứ thử tìm hiểu xem cuộc sông của các GV hiện nay như thế nào khi đồng lương quá ít ỏi so với nhu cầu của xã hội. Lương đã thấp nhưng để trở thành GV có biên chế (trúng tuyển công chức)thì còn vất vả hơn nhiều, việc thi chỉ là hình thức nếu không có tiền bôi trơn thì chẳng biết khi nào mới biên chế. Qua tìm hiều tôi được biết để đỗ công chức tại một số quận huyện ở Hà Nội các thầy cô phải chạy hàng 100 triệu đồng. Với đồng lương 2 triệu/tháng thì đến bao giờ mới lấy được vốn. Chính việc tiêu cực trong thi tuyển công chức của ngành GD đã làm nản lòng những người muốn trở thành GV và cũng làm biến chất một số thầy cô khi đã trúng tuyển công chức do phải chạy tiền. Như vậy là đã rõ học sư phạm ra trường lương thì thấp, đi xin việc thì tốn tiền thì ai muốn thi vào?
Họ tên: Giáo già
Tiêu đề: Khó khănSố lương học sinh tăng nhanh, trường sờ tăng theo ngân sach khó đap ứng. Tuyển lựa cần dựa vào ứng sinh miền quê sẽ bảo đảm được thời gian dài lâu cũng như chịu đựng khó khăn. Phương thức giáo dục cần nghiên cứu dựa theo nông thôn vì nông thôn là cơ sở của châu Á, khác với cac nươc đã phat triển lâu đời. Cac trường CĐ, ĐH không xây dựng nơi thị tứ, giảm bơt chỉ tiêu thạc sĩ/tiến sĩ, chỉ cần đáp ứng cho xã hội không thể dùng cac bằng đó để kiếm tiền/cạo giấy đương nhiên ngành giáo dục sẽ tăng trưởng vì không có khoảng cach qúa xa. Hy vọng.
- Vân Phong (tổng hợp)