Tất cả đều không tìm thấy cho mình con đường sống thực có nghĩa. Tất cả là do họ khao khát được là chính mình, sống như một bản nguyên chứ không phải là một sự sao chép bầy đoàn. Những nhân vật đó đi tìm chính mình và rơi vào bi kịch bởi vấp phải những quán tính trơ lì của bầy đàn.

8 triệu đồng và khát vọng của những người đi
Bức thư đặc biệt gửi tác giả bài văn lạ

Bài văn lạ và ứng xử của Trường Ngô Quyền
 
 

Cảnh trong phim "Rừng Na Uy"
Từ nỗi buồn của ba thập kỷ trước

Những sinh viên như Nagasawa, Toru Watanabe, Kizumi trong "Rừng Na Uy"… của thập kỷ 80 gần như được cứu rỗi từ tình dục. Họ lặn ngụp trong tình dục để cố gắng tìm cho mình một tình yêu đích thực nhưng rồi, hoặc là tự tử hoặc lặng câm biến mất một cách bí ẩn. Tất cả đều không tìm thấy cho mình con đường sống thực có nghĩa.

Tất cả là do họ khao khát được là chính mình, sống như một bản nguyên chứ không phải là một sự sao chép bầy đoàn. Những nhân vật đó đi tìm chính mình và rơi vào bi kịch bởi vấp phải những quán tính trơ lì của bầy đàn.

Khi ảnh hưởng của cơn lốc Rừng Na uy (tác phẩm của tiểu thuyết gia Haruki Murakami) tràn qua, một câu hỏi được đặt ra là: Trong xã hội Viêt Nam hiện tại có bao nhiêu người trẻ đã, đang và sẽ trả giá để tồn tại... để nhận chân sự thật từ cuộc sống quanh mình?

Trên con đường tìm kiếm đầy gian truân đó, bao người trong họ có được sống thực sự ý nghĩa? Bao nhiêu người lâm vào tuyệt vọng, bế tắc để rồi tìm đến cái chết như một sự giải thoát giống những người trẻ tuổi trong tác phẩm?

Trong mối tương đồng về bối cảnh văn hóa, xã hội giữa Nhật Bản của 3 thập kỷ trước và Việt Nam hiện nay, liệu có mối liên hệ nào giữa sex và hiện tượng trầm cảm trong giới trẻ?

Nhận diện kẻ nguy hiểm "giấu mặt"

Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý có những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cuộc sống càng có nhiều áp lực, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm càng cao. Vì phải đối đầu với những đòi hỏi đi quá giới hạn bản thân, nhiều người không làm chủ được mình, bị suy sụp tinh thần. Lâu ngày, hệ lụy đó có thể khiến người ta rơi vào trạng thái thụ động trước cuộc sống.

Trầm cảm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả tinh thần lẫn thể chất. Song việc tự phát hiện hoặc được chẩn đoán và điều trị sớm không phải là chuyện dễ dàng đối với đa số người. Các triệu chứng biểu hiện của bệnh tuy đa dạng nhưng lại mang tính pha trộn và giấu mặt. Vì thế người bệnh rất khó tự nhận biết kịp thời.

Nhiều người còn ngộ nhận rằng mình hoàn toàn bình thường, dù đang bị trầm cảm ở mức độ gần tới ngưỡng nguy hiểm. Trên thực tế chỉ có khoảng 25 đến 30% số trường hợp trầm cảm được chẩn đoán và điều trị đúng lúc, số còn lại do vô tình hoặc cố tình “thỏa hiệp” với bệnh tình của mình và chấp nhận chịu đựng.

Nghiên cứu gồm 1.202 học sinh (HS) tiểu học và THCS, cho thấy tỷ lệ HS từ 10 - 16 tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46%. Trong số các ca tự sát có 10% ở độ tuổi 10 - 17. PGS TS Ngô Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội), cho biết gần đây bệnh viện liên tục tiếp nhận các bệnh nhân đe dọa tự tử, rối loạn tinh thần, lo âu, stress vì sức ép công việc, áp lực học hành. Những trường hợp này khi đến bệnh viện thường là lúc bệnh trầm cảm đã nặng.

Trong một bài báo nói về bệnh trầm cảm, báo Dân trí cũng đã đưa ra kết quả nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần với 6.189 học sinh ở các trường trung học, đại học ở Hà Nội, Hải Dương, TPHCM, Cần Thơ do GS Michael Dunne, Đại học Công nghệ Queensland (Australia) cho thấy cứ 7 thanh niên Việt Nam có 1 người trầm cảm.

Ở độ tuổi 13-24, các trường hợp trầm cảm ở TP. Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là Hà Nội và Cần Thơ. Ở Việt Nam, số bệnh nhân điều trị trầm cảm ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng tăng.

Theo thống kê của BBC mà báo Tiền Phong điện tử đã đưa, kể từ năm 1998 đến nay, số vụ tự tử ở Nhật Bản luôn trên 30.000 vụ. Theo các chuyên gia, hội chứng tự tử xuất phát từ những lý do chính sau: sức ép tại trường học, công sở khiến học sinh và công chức bị căng thẳng hoặc trầm cảm. Yukio Saito, Giám đốc đường dây nóng giúp đỡ những người có ý định tự tử, cho biết cho đến nay Nhật Bản gần như vẫn bất lực trong việc ngăn chặn hàng ngàn bạn trẻ tự tử.

Người trẻ cô đơn, bế tắc  trong “rừng NaUy” đang hiện hữu ngoài đời thực. Với các  giá trị bị đánh mất, họ trở nên mất phương hướng, lạc lối. Cuộc sống của họ rơi vào trạng thái không còn ý nghĩa, niềm tin sống. Điều tất yếu đã xảy ra: Họ sẽ phải một mình đối diện với cuộc sống trong trạng thái cô đơn tuyệt đối, không lối thoát. Điều này dẫn đến kết cục đau đớn, tự sát hòng biểu thị nỗi chán chường trước thực tại của một bộ phận trong giới trẻ.

  • Vũ Nguyên

Bài 2: Đi tìm "chiếc giếng đồng" cô đơn