- Ra đường, người ta mời chào mua hàng, bà dù không mua cũng cảm ơn họ mấy
câu, nói cái này tôi mua rồi hoặc tôi có rồi. Người bán cũng thế. Mất
gì nhau câu cảm ơn đâu sao kiệm lời thế!?”. Đi ngoài đường, gặp những hành động dù nhỏ nhưng làm xấu hình ảnh như ăn uống, xả rác bừa bãi hay mắng nhiếc người vô lối,..của từ người bán hàng xén hay đám người sang trọng ngồi trong quán cà-phê, bà đều có lời trao đổi.
Vừa qua, Hà Nội đã vinh danh bà là 1 trong 10 công dân thủ đô ưu tú. Bà chỉ khiêm tốn: “Đôi chút việc làm của tôi nhỏ bé thôi. Còn nhiều nhiều người xứng đáng nhận điều đó”.
Bà là Trương Thị Nhân (sinh năm 1926 - tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Sinh ra ở mảnh đất sông Lam, núi Hồng nhưng bà lại lớn lên và gần như gắn bó trọn đời với Hà Nội.
Là nói vậy nhưng những việc bà làm lại không hề nhỏ chút nào.
Nhắc đến bà, nhiều người không quên hình ảnh vị Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải thuê tàu đã “dám” làm cái việc chưa từng có trong thông lệ là “thuê mua tàu” nước ngoài , làm lợi cho Nhà nước hàng chục triệu USD. Nói là “dám” vì thời điểm ấy vào khoảng những năm 1976, khi đất nước mới giành được độc lập.
Rồi những lần bà giúp đỡ các đơn vị từ cho vay bằng tiền, giúp chở hàng mà không tính lãi vào khi họ khó khăn.
Đến khi về hưu bà lại biến mình trở thành “người vác tù và” khi chẳng ngại khó nhận chức Chủ tịch Hội Khuyến học phường Phạm Đình Hổ; và Phó chủ tịch quỹ Tấm lòng vàng của Hà Nội, gây dựng những tổ chức ấy phát triển và vững mạnh.
Nói bà là người dũng cảm khi nhận chức chủ tịch hội khuyến học cũng không có gì là quá.
Hơn 10 năm bà chẳng ngại đi đến từng nhà, gõ cửa quyên tiền giúp đỡ người khó khăn, học sinh nghèo vượt khó.
Người ta mắng mỏ, nặng lời, bà chỉ nhẹ nhàng phân giải. “Đã là việc tốt dù nhỏ mấy cũng gắng làm” .
Buổi trò chuyện trở nên sôi nổi hơn khi tôi hỏi bà về chuyện văn minh, thanh lịch của người Hà Nội bây giờ. Bà nói từ khi về Hà Nội sinh sống, những năm 50 của thế kỉ XX người Hà Nội lịch sự, khiêm tốn và biết yêu thương người lắm.
Một lần, trên đường đi mua hàng, bà gặp một chị đang đánh cậu con trai:
“Hỏi thì chị bảo có cái phiếu mua hạt tiêu, mỳ chính cho cả nhà mà nó cầm đánh mất. Vậy là tôi đưa cho chị nói “nhà tôi cũng đủ những thứ ấy rồi. Chị nhẹ nhàng nói với cháu có hơn không”. Vậy là mẹ con cảm ơn bà. Chị kia còn lễ phép xin lỗi vì đã lỡ đánh con”.
Lại một lần khác, bà đi xếp hàng mua thịt. Giờ đi làm thì cận kề mà bà vẫn còn ở xa quá. “Bà vừa nói dứt lời thì một chị ở hàng đầu tiên đi xuống, nhường chỗ cho bà. Đấy đơn giản chỉ thế thôi. Bây giờ, mọi người mới đối xử với nhau vô tình và thiếu lịch sự nhiều đến thế. Nhưng không phải ai cũng như vậy cháu ạ”.
Bà kể: Có lần đi trên phố, gặp chị bán bún đậu để cho khách ăn vứt rác bừa bãi, bà mới nhẹ nhàng “Chị ơi, chị lấy cái rổ cho người ta vứt rác vào thì sạch hơn đấy”. Thế là chị kia đáp “chỉ rách việc”. May quá, có anh nhìn cũng lịch sự đang ăn liền đứng dậy “bà nói phải đấy chị ạ”. Rồi anh đi quanh lượm hết giấy ăn ở quán bún đậu bỏ vào một túi ni lông.
Ra đường, người ta mời chào mua hàng, bà dù không mua cũng cảm ơn họ mấy câu, nói cái này tôi mua rồi hoặc tôi có rồi. Người bán cũng thế. Mất gì nhau câu cảm ơn đâu sao kiệm lời thế!?”
Lại một hôm, bà góp ý với mấy ông khách “sang trọng” uống cà phê có thái độ quát nạt với mấy cháu “chắc là sinh viên làm phục vụ ở quán”. Ấy thế là các vị trợn mắt nhìn bà. Rồi một anh khác, chẳng biết ngồi trong quán cà phê đó tự khi nào, nghe thế bèn trả tiền, đi theo bà trên đường về. “Anh ấy bảo tôi: thôi bà ạ. Lần sau biết thì cũng cố nhịn.
May hôm nay có cháu, không là họ “xử” bà rồi đấy. Đến anh còn khuyên mình nín lặng. Nhưng bà thấy cần nên phải làm thôi. Bây giờ ra đường sợ nhất là dù chỉ va chạm nhỏ người ta đã có thể gây ra tội ác rồi.
Chuyện thiếu lịch sự của người Hà Nội thì nhiều lắm. Nói như cách ăn mặc của các cô thiếu nữ bây giờ. Bà thấy những cô hoa hậu ở nước ngoài về thi ở Việt Nam còn kín đáo và lịch sự hơn nhiều cô bây giờ”.
Nhân chuyện văn minh, thanh lịch theo bà: “Dù có tốn nhiều tiền của để làm ra một bộ sách hay tài liệu giáo dục con cháu chuyện văn minh, thanh lịch dạy cho học sinh thì điều quan trọng nhất phải bắt đầu từ người lớn. Hãy là tấm gương với con trẻ. Đấy là cách dạy tốt nhất”.
Làm trong hội khuyến học bà vẫn thường góp ý với các giáo viên: “Các cháu liên hoan văn nghệ nhưng cũng nên có giáo dục học trò trong đó. Đừng nên chỉ có hát hò rồi ăn uống là xong. Những bài học cuộc sống chỉ cần và chỉ nên bắt đầu từ những câu chuyện giản dị đó thôi”.
Gần trọn đời gắn bó với mảnh đất ngàn năm văn hiến, bà Trương Thị Nhân, 1 trong 10 công dân thủ đô ưu tú năm 2011 không khỏi buồn lòng trước thái độ vô cảm, cư xử thiếu lịch sự của người Hà Nội bây giờ. |
Bà là Trương Thị Nhân (sinh năm 1926 - tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Sinh ra ở mảnh đất sông Lam, núi Hồng nhưng bà lại lớn lên và gần như gắn bó trọn đời với Hà Nội.
Là nói vậy nhưng những việc bà làm lại không hề nhỏ chút nào.
Nhắc đến bà, nhiều người không quên hình ảnh vị Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải thuê tàu đã “dám” làm cái việc chưa từng có trong thông lệ là “thuê mua tàu” nước ngoài , làm lợi cho Nhà nước hàng chục triệu USD. Nói là “dám” vì thời điểm ấy vào khoảng những năm 1976, khi đất nước mới giành được độc lập.
Rồi những lần bà giúp đỡ các đơn vị từ cho vay bằng tiền, giúp chở hàng mà không tính lãi vào khi họ khó khăn.
Đến khi về hưu bà lại biến mình trở thành “người vác tù và” khi chẳng ngại khó nhận chức Chủ tịch Hội Khuyến học phường Phạm Đình Hổ; và Phó chủ tịch quỹ Tấm lòng vàng của Hà Nội, gây dựng những tổ chức ấy phát triển và vững mạnh.
Nói bà là người dũng cảm khi nhận chức chủ tịch hội khuyến học cũng không có gì là quá.
Hơn 10 năm bà chẳng ngại đi đến từng nhà, gõ cửa quyên tiền giúp đỡ người khó khăn, học sinh nghèo vượt khó.
Người ta mắng mỏ, nặng lời, bà chỉ nhẹ nhàng phân giải. “Đã là việc tốt dù nhỏ mấy cũng gắng làm” .
Buổi trò chuyện trở nên sôi nổi hơn khi tôi hỏi bà về chuyện văn minh, thanh lịch của người Hà Nội bây giờ. Bà nói từ khi về Hà Nội sinh sống, những năm 50 của thế kỉ XX người Hà Nội lịch sự, khiêm tốn và biết yêu thương người lắm.
Một lần, trên đường đi mua hàng, bà gặp một chị đang đánh cậu con trai:
“Hỏi thì chị bảo có cái phiếu mua hạt tiêu, mỳ chính cho cả nhà mà nó cầm đánh mất. Vậy là tôi đưa cho chị nói “nhà tôi cũng đủ những thứ ấy rồi. Chị nhẹ nhàng nói với cháu có hơn không”. Vậy là mẹ con cảm ơn bà. Chị kia còn lễ phép xin lỗi vì đã lỡ đánh con”.
Lại một lần khác, bà đi xếp hàng mua thịt. Giờ đi làm thì cận kề mà bà vẫn còn ở xa quá. “Bà vừa nói dứt lời thì một chị ở hàng đầu tiên đi xuống, nhường chỗ cho bà. Đấy đơn giản chỉ thế thôi. Bây giờ, mọi người mới đối xử với nhau vô tình và thiếu lịch sự nhiều đến thế. Nhưng không phải ai cũng như vậy cháu ạ”.
Vừa qua Hà Nội đã vinh danh bà là 1 trong 10 công dân thủ đô ưu tú. Bà chỉ khiêm tốn: “Đôi chút việc làm của tôi nhỏ bé thôi. Còn nhiều nhiều người xứng đáng nhận điều đó”. |
Ra đường, người ta mời chào mua hàng, bà dù không mua cũng cảm ơn họ mấy câu, nói cái này tôi mua rồi hoặc tôi có rồi. Người bán cũng thế. Mất gì nhau câu cảm ơn đâu sao kiệm lời thế!?”
Lại một hôm, bà góp ý với mấy ông khách “sang trọng” uống cà phê có thái độ quát nạt với mấy cháu “chắc là sinh viên làm phục vụ ở quán”. Ấy thế là các vị trợn mắt nhìn bà. Rồi một anh khác, chẳng biết ngồi trong quán cà phê đó tự khi nào, nghe thế bèn trả tiền, đi theo bà trên đường về. “Anh ấy bảo tôi: thôi bà ạ. Lần sau biết thì cũng cố nhịn.
May hôm nay có cháu, không là họ “xử” bà rồi đấy. Đến anh còn khuyên mình nín lặng. Nhưng bà thấy cần nên phải làm thôi. Bây giờ ra đường sợ nhất là dù chỉ va chạm nhỏ người ta đã có thể gây ra tội ác rồi.
Chuyện thiếu lịch sự của người Hà Nội thì nhiều lắm. Nói như cách ăn mặc của các cô thiếu nữ bây giờ. Bà thấy những cô hoa hậu ở nước ngoài về thi ở Việt Nam còn kín đáo và lịch sự hơn nhiều cô bây giờ”.
Nhân chuyện văn minh, thanh lịch theo bà: “Dù có tốn nhiều tiền của để làm ra một bộ sách hay tài liệu giáo dục con cháu chuyện văn minh, thanh lịch dạy cho học sinh thì điều quan trọng nhất phải bắt đầu từ người lớn. Hãy là tấm gương với con trẻ. Đấy là cách dạy tốt nhất”.
Làm trong hội khuyến học bà vẫn thường góp ý với các giáo viên: “Các cháu liên hoan văn nghệ nhưng cũng nên có giáo dục học trò trong đó. Đừng nên chỉ có hát hò rồi ăn uống là xong. Những bài học cuộc sống chỉ cần và chỉ nên bắt đầu từ những câu chuyện giản dị đó thôi”.
- Văn Chung