Vùng biển ngoài khơi Honshu của Nhật Bản lại
rung chuyển vì một trận động đất mạnh lúc 12h29' trưa nay (giờ VN).
Phóng xạ Nhật đã lan khắp châu Á
Fukushima: Một cảnh báo
đối với nhân loại
Công nhân Fukushima nhiễm xạ 10.000 lần bình thường
Cận cảnh 50 "samurai" cứu Fukushima
Nước biển quanh Fukushima nhiễm xạ nặng
Clip sóng thần 14m đổ ập vào Fukushima
Tâm sự của những người
lính cứu hỏa Fukushima 1
Fukushima 1 không phải
là Chernobyl thứ 2
Theo Trung tâm Mạng lưới động đất Trung Quốc,
trận động đất mạnh 6,4 độ Richter trong khi Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ nói con
số này là 6 độ Richter. Tâm chấn của nó nằm ở độ sâu 30km.
Động đất liên tiếp xảy ra ở Nhật Bản kể từ sau thảm họa kép siêu động đất và
sóng thần hôm 11/3, sự kiện đẩy quốc đảo này vào một cuộc khủng hoảng hạt nhân
lớn chưa từng có.
Tâm điểm của cuộc khủng hoảng là nhà máy điện hạt nhân Daiichi ở Fukushima, nơi
các nhân viên khắc phục sự cố được cho là đã thất bại sau khi lõi phóng xạ của
một lò phản ứng dường như đã tan chảy xuống đáy của thùng chứa.
Theo các chuyên gia, lõi của lò số 2 có thể đã chảy xuống sàn bê tông, gây nguy
cơ thoát khí phóng xạ ra khu vực xung quanh.
Richard Lahey từng phụ trách nghiên cứu an toàn cho các lò phản ứng nước sôi
thuộc tập đoàn General Electric khi tập đoàn này lắp đặt các lò phản ứng tại nhà
máy Fukushima I. Ông cho báo The Guardian hay rằng các công nhân tại nhà máy có
lẽ đã "thua cuộc" trong chiến dịch cứu lò phản ứng. Tuy nhiên, ông Lahey nói
rằng sẽ không có nguy cơ xảy ra một thảm họa Chernobyl thứ hai.
"Các dấu hiệu chúng tôi có được, từ lò phản ứng tới các chỉ số phóng xạ và vật
liệu mà họ đang quan sát, cho thấy khả năng lõi hạt nhân đã tan chảy xuống dưới
thùng áp suất ở lò số 2, và ít nhất một số đã chảy xuống dưới đáy giếng khô.
Tôi hy vọng là tôi lầm nhưng đó chắc chắn là những gì mà các bằng chứng chỉ
tới".
Hôm qua, Thủ tướng Naoto Kan đã tuyên bố tình trạng báo động cao nhất kể từ khi
nước này hứng chịu thảm họa hôm 11/3.
Thanh Hảo (Theo THX, Telegraph)