Mặc dù là phụ nữ đầy tham vọng chính trị xấu xa nhưng Giang Thanh luôn tỏ thái độ tôn sùng, kính trọng và yêu thương hết mực đối với chồng mình.
Chịu ảnh hưởng và tác động của tư tưởng tiến bộ, tháng 2 năm 1933, Giang Thanh được Hoàng Kính, một đảng viên ngầm tại Thanh Đảo, giới thiệu gia nhập Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Tháng 7 năm đó Hoàng Kính bị bắt vì bị bán đứng, Giang Thanh lập tức mất liên lạc với tổ chức. Vì vậy, Giang Thanh đã quyết định tới Thượng Hải để tìm tổ chức của đảng. Đến Thượng Hải, Giang Thanh đã tích cực nâng cao vị trí của phụ nữ, đấu tranh giải phóng phụ nữ, chống lại sự xâm lược của đế quốc bằng cách diễn kịch, đóng phim, dạy học, viết văn…Tóm lại, khi đó Giang Thanh là một thanh niên yêu nước, cách mạng và tiến bộ.
Tháng 7 năm 1937, Giang Thanh trở thành một ngôi sao nhưng Giang Thanh vẫn rời bỏ cuộc sống dễ dàng ở Thượng Hải rộng lớn để tới Diên An sống một cuộc sống với nhiều khó khăn và không ổn định. Điều đó cho thấy tính cách mạng và tính tiến bộ của Giang Thanh. Khi đó, con đường mà Giang Thanh chọn cũng là con đường đúng đắn mà nhiều thanh niên cách mạng, tiến bộ khác cũng đang hướng tới.
Trong 10 năm ở Diên An, Giang Thanh sống khiêm tốn, đơn giản và biểu hiện rất tốt. Giang Thanh đã tới vịnh Nam Nê để tham gia lao động và nằm ngủ trong hang động với 8 đồng chí nữ khác.
Trong cuốn sách “Giang Thanh toàn truyện” của nhà văn Mỹ Trier có đoạn: “trong lúc Mao Trạch Đông có cuộc nói chuyện với phóng viên phương Tây, Giang Thanh hầu như không nói gì…Giang Thanh trông rất xinh đẹp, là một cô gái hiền lành…Giang Thanh chăm sóc sức khỏe, giặt quần áo, mua đồ, dọn dẹp nhà cửa cho Mao Trạch Đông. Bà ấy không thích ăn cay nhưng Mao Trạch Đông thích ăn nên bữa cơm nào cũng có món ăn cay. Bà ấy rất thẳng thắn, khiêm tốn, xét về mọi mặt, Giang Thanh là người giàu tình cảm, một người vợ đảm đang, một người mẹ hiền từ”.
Một cựu chiến binh từng làm chỉ huy tại Trung đoàn vệ binh Trung ương ở Diên An cho biết hồi đó Giang Thanh rất quan tâm tới Mao Trạch Đông từ bữa ăn, giấc ngủ. Khi Chủ tịch Mao, Thủ tướng Chu Ân Lai…và các lãnh đạo Trung ương chiến đấu ở Thiểm Bắc, vợ của các vị lãnh đạo đều sang sông Hoàng Hà để tới nơi an toàn, chỉ có Giang Thanh là ở lại Thiểm Bắc cùng Mao Trạch Đông đối phó với kẻ thù, điều đó không dễ dàng chút nào. Trong thời gian từ khi Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập tới trước Đại cách mạng văn hóa, Giang Thanh có biểu hiện rất tốt, sau cách mạng văn hóa, bà ta mới thay đổi tính nết.
Giang Thanh luôn tôn sùng, kính trọng và dành nhiều tình cảm cho Mao Trạch Đông. Trong lúc viết thư, nói chuyện hay phát biểu tại hội nghị, Giang Thanh không gọi chồng mình là Mao Trạch Đông hay Nhuận Chi mà luôn gọi là “Chủ tịch”. Giang Thanh từng nói rằng: “Tôi là học sinh của Chủ tịch”. Trong thời kỳ cách mạng văn hóa mỗi năm cứ tới ngày 26 tháng 12, Giang Thanh không bao giờ quên sinh nhật của Mao chủ tịch. Thời gian đó, tình cảm của Giang Thanh dành cho chồng vẫn rất đằm thắm, bà còn mời cả những người làm việc cùng Mao chủ tịch ăn mỳ trường thọ.
Trong cuốn “Giang Thanh họa truyện”, Diệp Vĩnh Liệt đã từng viết: “nửa đêm ngày 8 tháng 9, hơi thở Mao Trạch Đông rất yếu ớt. 00:10 ngày 9 tháng 9, Mao Trạch Đông qua đời. Trương Ngọc Phương vội vàng chạy ra phòng ngủ của Mao chủ tịch và đi tới phòng sách báo tin buồn cho Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Uông Đông Hưng đang ngồi đó. Vừa nhận được tin báo, Giang Thanh cũng vội vàng chạy tới. Diêu Văn Nguyên cũng miêu tả hình ảnh Giang Thanh khi đó: “Đầu bà ta rối tung, tinh thần hoảng loạn, chạy vào ôm lấy thi thể Mao chủ tịch, vừa khóc thê thảm vừa hô hoán: bác sỹ, mau tới cứu Mao chủ tịch! Tại sao các người lại không cứu ông ấy! Bà ta gào khản cả cổ nhưng vẫn không chịu rời đi”. Những gì Diêu Văn Nguyên miêu tả có lẽ là sự thật. Cho dù thế nào đi chăng nữa, Giang Thanh đã là vợ chồng với Mao chủ tịch suốt 38 năm”.
Được biết, sau khi Giang Thanh bị bắt, nhất là những lúc sức khỏe yếu đi, bà ta càng nhớ tới Mao chủ tịch hơn. Giang Thanh đặt bút tích của Mao chủ tịch bên mình, trên quần áo cũng gắn huy hiệu của Mao chủ tịch, đầu giường còn đặt một bức ảnh chụp chung với Mao chủ tịch. Mỗi sáng sớm, Giang Thanh đều đọc thơ hoặc tác phẩm trong cuốn “Tuyển tập Mao Trạch Đông”. Mỗi khi gập cuốn sách lại, Giang Thanh thường dùng một băng giấy nhỏ để ngày hôm sau đọc tiếp. Giang Thanh phải trải qua những ngày cuối cùng của cuộc đời trong những bức tường nhà tù lạnh lẽo.
Sầm Hoa (Theo Huanqiu)
Tháng 7 năm đó Hoàng Kính bị bắt vì bị bán đứng, Giang Thanh lập tức mất liên lạc với tổ chức. Vì vậy, Giang Thanh đã quyết định tới Thượng Hải để tìm tổ chức của đảng. Đến Thượng Hải, Giang Thanh đã tích cực nâng cao vị trí của phụ nữ, đấu tranh giải phóng phụ nữ, chống lại sự xâm lược của đế quốc bằng cách diễn kịch, đóng phim, dạy học, viết văn…Tóm lại, khi đó Giang Thanh là một thanh niên yêu nước, cách mạng và tiến bộ.
Tháng 7 năm 1937, Giang Thanh trở thành một ngôi sao nhưng Giang Thanh vẫn rời bỏ cuộc sống dễ dàng ở Thượng Hải rộng lớn để tới Diên An sống một cuộc sống với nhiều khó khăn và không ổn định. Điều đó cho thấy tính cách mạng và tính tiến bộ của Giang Thanh. Khi đó, con đường mà Giang Thanh chọn cũng là con đường đúng đắn mà nhiều thanh niên cách mạng, tiến bộ khác cũng đang hướng tới.
Trong cuốn sách “Giang Thanh toàn truyện” của nhà văn Mỹ Trier có đoạn: “trong lúc Mao Trạch Đông có cuộc nói chuyện với phóng viên phương Tây, Giang Thanh hầu như không nói gì…Giang Thanh trông rất xinh đẹp, là một cô gái hiền lành…Giang Thanh chăm sóc sức khỏe, giặt quần áo, mua đồ, dọn dẹp nhà cửa cho Mao Trạch Đông. Bà ấy không thích ăn cay nhưng Mao Trạch Đông thích ăn nên bữa cơm nào cũng có món ăn cay. Bà ấy rất thẳng thắn, khiêm tốn, xét về mọi mặt, Giang Thanh là người giàu tình cảm, một người vợ đảm đang, một người mẹ hiền từ”.
Một cựu chiến binh từng làm chỉ huy tại Trung đoàn vệ binh Trung ương ở Diên An cho biết hồi đó Giang Thanh rất quan tâm tới Mao Trạch Đông từ bữa ăn, giấc ngủ. Khi Chủ tịch Mao, Thủ tướng Chu Ân Lai…và các lãnh đạo Trung ương chiến đấu ở Thiểm Bắc, vợ của các vị lãnh đạo đều sang sông Hoàng Hà để tới nơi an toàn, chỉ có Giang Thanh là ở lại Thiểm Bắc cùng Mao Trạch Đông đối phó với kẻ thù, điều đó không dễ dàng chút nào. Trong thời gian từ khi Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập tới trước Đại cách mạng văn hóa, Giang Thanh có biểu hiện rất tốt, sau cách mạng văn hóa, bà ta mới thay đổi tính nết.
Trong cuốn “Giang Thanh họa truyện”, Diệp Vĩnh Liệt đã từng viết: “nửa đêm ngày 8 tháng 9, hơi thở Mao Trạch Đông rất yếu ớt. 00:10 ngày 9 tháng 9, Mao Trạch Đông qua đời. Trương Ngọc Phương vội vàng chạy ra phòng ngủ của Mao chủ tịch và đi tới phòng sách báo tin buồn cho Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Uông Đông Hưng đang ngồi đó. Vừa nhận được tin báo, Giang Thanh cũng vội vàng chạy tới. Diêu Văn Nguyên cũng miêu tả hình ảnh Giang Thanh khi đó: “Đầu bà ta rối tung, tinh thần hoảng loạn, chạy vào ôm lấy thi thể Mao chủ tịch, vừa khóc thê thảm vừa hô hoán: bác sỹ, mau tới cứu Mao chủ tịch! Tại sao các người lại không cứu ông ấy! Bà ta gào khản cả cổ nhưng vẫn không chịu rời đi”. Những gì Diêu Văn Nguyên miêu tả có lẽ là sự thật. Cho dù thế nào đi chăng nữa, Giang Thanh đã là vợ chồng với Mao chủ tịch suốt 38 năm”.
Được biết, sau khi Giang Thanh bị bắt, nhất là những lúc sức khỏe yếu đi, bà ta càng nhớ tới Mao chủ tịch hơn. Giang Thanh đặt bút tích của Mao chủ tịch bên mình, trên quần áo cũng gắn huy hiệu của Mao chủ tịch, đầu giường còn đặt một bức ảnh chụp chung với Mao chủ tịch. Mỗi sáng sớm, Giang Thanh đều đọc thơ hoặc tác phẩm trong cuốn “Tuyển tập Mao Trạch Đông”. Mỗi khi gập cuốn sách lại, Giang Thanh thường dùng một băng giấy nhỏ để ngày hôm sau đọc tiếp. Giang Thanh phải trải qua những ngày cuối cùng của cuộc đời trong những bức tường nhà tù lạnh lẽo.
Sầm Hoa (Theo Huanqiu)