Tổ hợp pháo phản lực bắn loạt Smerch BM-30 (Bão táp) hay còn gọi là 9A52 được xây dựng từ thời Xô Viết.

Tổ hợp pháo phản lực bắn loạt Smerch BM-30
Đây được xem là loại vũ khí áp chế đầy uy lực trên chiến trường. Ưu thế của nó là khả năng cơ động cao, nhanh chóng từ các trận địa được thiết lập sẵn phóng đạn phát tán mìn hoặc giáng đòn cấp tập cả theo chế độ bắn có chuẩn bị hay không chuẩn bị xuống các mục tiêu đối phương.

Tổ hợp sử dụng nhiều loại đạn pháo phản lực có công dụng khác nhau với tầm phóng tối đa từ 70km tới 90km. Với chế độ bắn loạt đạn pháo phản lực mang đầu nổ chùm đạn, Smerch có khả năng chế áp hoặc vô hiệu khu vực mục tiêu có diện tích tới 672.000m2.

Hệ thống này được thiết kế để đánh bại các mục tiêu bọc thép cũng như không bọc thép tại các khu vực tập trung, lực lượng cơ giới đang vận động hoặc trú nấp, các tổ hợp tên lửa chiến thuật di động, bãi đáp trực thăng vũ trang, các phân đội hỏa lực (cối, pháo mặt đất, pháo phản lực), sở chỉ huy và binh lực đồn trú trong các căn cứ quân sự phức hợp, các kho đạn.

Tổ hợp này được chế tạo nên từ hồi đầu những năm 1980 và được đưa vào phục vụ trong Quân đội Xô Viết vào năm 1989. Khi phương Tây quan sát loại vũ khí hạng nặng này vào năm 1983, nó đã nhận được một mã hiệu là MRL 280mm M1983. Nhiều người hy vọng rằng tổ hợp pháo này sẽ được thay thế bằng hệ thống 9A52-4 Smerch-S.

Tổ hợp pháo phản lực 9K58 Smerch bao gồm: xe mang phóng 9A52-2, xe chở đạn 9T234-2, xe kiểm soát hỏa lực đồng bộ Slepok-M1, thiết bị huấn luyện mô phỏng và đảm bảo kỹ thuật khác. 

Dưới đây là một số hình ảnh từ tổ hợp pháo phản lực bắn loạt "bão táp" này:












  • Lê Thu (tổng hợp từ Pravda/internet)

Nga ồ ạt sản xuất tàu ngầm tấn công khủng
Trong năm 2012, Nga sẽ trình diện một loạt các tàu ngầm hạt nhân tấn công chiến lược với các công nghệ và vũ khí tối tân.
 
Điểm mặt tàu sân bay khủng trên thế giới
9 quốc gia đang cho vận hành 21 hàng không mẫu hạm. Trung Quốc cũng gia nhập đội hàng không mẫu hạm với con tàu Shi Lang.
 
Nếu tấn công Iran, Israel chỉ cần 42 tên lửa "khủng "
Jericho-3 có thể bay tới các thành phố ở châu Á và châu Mỹ, “né” các tên lửa đánh chặn. Nếu tấn công Iran, Israel chỉ cần 42 tên lửa Jericho-3.
 
Thực hư tầm cỡ của rađa Nga với châu Âu
Hệ thống rađa của Nga có các phương tiện có thể đáp trả với việc triển khai đơn phương của các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ tại châu Âu.
 
Rađa Nga kiểm soát toàn bộ châu Âu
Hệ thống rađa mới lắp đặt tại Kaliningrad có thể giám sát toàn bộ các tên lửa phóng ra tại lục địa châu Âu, bao gồm cả Anh.