Tôi đã có dịp hiếm có, được tận mắt từ đầu đến đuôi, từ cảnh bác đồ tể cầm dao chọc tiết lợn, đến cảnh moi thịt sống ra băm, cho đến khi món thịt sống lên mâm cỗ và dựng tóc gáy với cảnh hàng trăm người, đủ cả già trẻ, lớn bé, nam thanh, nữ tú luôn tay gắp thịt sống cho vào miệng, nhai một cách ngon lành.

TIN BÀI KHÁC

20% phụ nữ bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc
Phát hiện thi thể người đàn ông bị mất một chân
Trốn công luận, Lệ Quyên sinh con trai
Xuất hiện video cho rằng Bin Laden vẫn sống


Cách đây chừng 5 năm, nhà báo Nguyễn Như Phong, sau một chuyến công tác ở vùng ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, ông đã lè lưỡi kể: “Hôm đó, tớ đi công tác, dự bữa cơm thân mật với người dân, họ đãi tớ món đặc sản. Món ăn bày ra mâm, nhìn thấy đĩa thịt lợn sống đỏ lòm giữa mâm cơm, tớ không nuốt nổi. Vậy mà, đám thanh niên làng, mấy bà, mấy cô, trẻ con, người già cứ luôn tay gắp nhai nhoanh nhoách những miếng thịt lợn sống. Dân ở đó toàn xơi thịt lợn sống trộn với thính câu cá. Hãi thật!”.

Nhà báo Nguyễn Như Phong đi khắp thế giới, đặt chân đến khắp các vùng rừng rú, có nơi đồng bào dân tộc sống như thời nguyên thủy, thế nhưng, cuối cùng, ông lại hoảng sợ với một món ăn của người Kinh, ở một ngôi làng gần biển ở Thái Bình. Câu chuyện kể, với khuôn mặt nhăn nhó của nhà báo Nguyễn Như Phong khiến tôi nhớ mãi.

Trong đời làm báo, tôi đã từng xơi bọ xít, dế mèn, cào cào, châu chấu, bọ ve… món ăn đặc sản của người Thái ở Sơn La. Mấy món này tôi xơi đều đều, vì chiên mỡ giòn tan rồi.

Băm thịt sống...

Tôi cũng đã có không ít lần cùng các đồng nghiệp ở miền Tây, cụ thể là Cần Thơ, ăn món rắn ri voi, ri cá thế này: Con ri voi, ri cá to bằng bắp tay, cổ chân, nặng chừng 1-3kg, ngắn choẳn, chỉ độ nửa mét, màu xam xám, được một đồng nghiệp móc ra từ lồng, đem rửa thật sạch.

Bếp than hoa được thổi bùng bùng, nóng rực. Một anh cầm đầu rắn ri voi, ri cá, một anh cầm đuôi kéo thật căng, đặt lên thớt. Chiếc rựa vung lên, chém phầm phập, thành từng khúc một, mỗi khúc dài chừng 10cm. Nhìn cảnh máu me te tua mà hãi. Lòng phèo được moi ra.

Những khúc rắn được đặt lên bếp lửa, quạt điện quay vù vù, lửa bùng lên đốt những khúc rắn, mỡ cháy nổ lép bép. Chỉ chừng một phút, lớp da mỏng của rắn chín bong. Thế là, mỗi ông nhà báo một khúc gặm. Vừa gặm vừa chạm cốc. Kể ra thật hãi: thịt rắn vẫn trắng ởn, sống nguyên và máu đỏ vẫn dính ở xương. Đồng nghiệp ăn, tôi cũng ăn, và thấy thịt rắn sống quả là ngọt tận cuống họng!

Kinh hãi nhất có lẽ là lần tôi tận mắt, chụp ảnh, quay phim đầy đủ cảnh anh Ngô Văn Tùy ở đảo Lý Sơn xơi các loại đồ sống. Anh này thuộc hạng kỳ nhân, hoặc có thể gọi là người vượn tái thế. Bất cứ con gì sống, anh ta xơi được tất. Lúc đầu, xem anh ta ăn cá biển sống, tôi thấy bình thường, vì người Nhật, người Hàn đều xơi cá biển sống. Họ cứ tóm cá biển lên, thái lát thịt, chấm nước chanh hoặc mù tạt là ăn luôn.

Thế nhưng, lúc xem anh ta nhai rau ráu con rắn bù nặc, một loài rắn cực độc, nọc độc ngang hổ mang chì, khi nó còn đang sống ngo ngoe, thì quả tôi chóng cả mặt. Xơi rắn rồi, anh ta còn xơi chuột sống, giun sống, gián sống… Mấy người dân Lý Sơn đứng xem anh ta biểu diễn, cứ gọi là nôn ồng ộc.

Trộn với gia vị

Trở lại câu chuyện của nhà báo Nguyễn Như Phong, về một ngôi làng ở Thái Bình, người Kinh đàng hoàng, mà xơi toàn thịt lợn sống, cả làng xơi thịt sống, già trẻ gái trai, nam thanh nữ tú xơi thịt sống, thì tôi thấy, cái anh Ngô Văn Tùy kia cũng bình thường thôi. Bởi vì, ở cái làng đó, không phải một người đặc dị, mà cả làng cùng ăn thịt lợn sống. Phải chăng, ngôi làng này toàn… dị nhân!

Thế rồi, đúng là hữu duyên, trong một chuyến đi công tác, tôi lại về đúng cái làng mà nhà báo Nguyễn Như Phong từng được đãi một bữa thịt sống. Đó là làng Vị Thủy, thuộc xã Thái Dương (Thái Thụy, Thái Bình), nằm cách biển Đông không xa lắm. Và điều tình cờ hơn, là tôi lại về đó đúng vào ngày đẹp, có 2 đám cưới liền. Ở cái làng này, đám cưới, đám hỏi, đám ma, đều không thể thiếu được món thịt lợn sống. Quả là cơ hội ngàn vàng, được chứng kiến đầy đủ từ giai đoạn chế biến, đến cảnh người dân thi nhau xơi món ăn kinh dị.

Có thể nói, hiếm có ngôi làng nào đẹp như làng Vị Thủy. Làng nằm lọt giữa hai con sông. Con sông ở cuối làng đỏ nặng phù sa, là con sông cấp nước cho đồng ruộng, còn con sông ở đầu làng lại là sông thoát nước ra biển. Con sông này rộng mênh mang, nước xanh ngằn ngặt. Đường làng Vị Thủy thẳng tắp, cây cối bên đường xanh rờn, quả là thi vị.

...đã trở thành món đặc sản của làng.
Tiện về công tác, lại muốn tìm hiểu món thịt lợn sống, nên tôi được các nghệ nhân nấu ăn của làng Vị Thủy mời chứng kiến và xơi món ăn đặc sản của làng, không giống bất kỳ đâu ở đất nước này. Các nghệ nhân chế biến món thịt sống còn có ý “nhờ vả” tôi quay phim, chụp ảnh, giới thiệu cho cả nước biết đến món đặc sản thịt lợn sống có một không hai của làng.

Vậy là, tôi đã có dịp hiếm có, được tận mắt từ đầu đến đuôi, từ cảnh bác đồ tể cầm dao chọc tiết lợn, đến cảnh moi thịt sống ra băm, cho đến khi món thịt sống lên mâm cỗ và dựng tóc gáy với cảnh hàng trăm người, đủ cả già trẻ, lớn bé, nam thanh, nữ tú luôn tay gắp thịt sống cho vào miệng, nhai một cách ngon lành.

(Theo Giáo dục Việt Nam)