Những tưởng chỉ có học sinh cá biệt mới có thể mang ngôn ngữ "hàng chợ" vào lớp học, nhưng gần đây, việc một vài giáo viên mạt sát học sinh bằng những ngôn ngữ ngoài luồng ấy đã khiến dư luận xôn xao.
TIN BÀI KHÁC
Thầy cô giáo, họ cũng là con người, cũng có những hỉ nộ ái ố, tuy nhiên việc mang ngôn ngữ "hàng tôm hàng cá" vào lớp học để chỉ trích học sinh quấy rối là điều phản giáo dục, không nên làm.
Hải Anh, học sinh Trường PTTH A. cho biết: "Bình thường, cô giáo dạy văn của em rất hiền lành, khi có bạn nào hỏi bài cô chỉ bảo rất nhiệt tình. Tuy nhiên, gần đây cô rất hay cáu, một hôm khi đọc một đoạn thơ, cô hỏi bạn B. nêu ý nghĩa của đoạn thơ đó, bạn B. không nói được cô bèn mắng bạn là ngu như chó. Các bạn trong lớp em tự nhiên im bặt vì quá choáng, không nghĩ là những ngôn từ như thế lại được thốt ra từ chính miệng cô giáo của mình, lại là cô giáo dạy văn - kỹ sư tâm hồn chứ".
Bạn Nam, trường PTTH H. vẫn còn nhớ mãi câu nói nổi tiếng của thầy chủ nhiệm (giờ là hiệu trưởng): "Vào tiết dạy Toán của thầy, em vì kém toán nên hay quay ngang quay ngửa, thầy bực mình quá mắng em: "Em có còn là con người không". Em nghĩ mà cứ ấm ức mãi. Câu đấy không hề nặng nề nhưng mà nghĩ kỹ thì đau lắm nha, thế nhưng nó còn tệ hơn câu "Em giống loài cầm thú" mà thầy chủ nhiệm em "tặng" một bạn khác cùng lớp khi bạn này quá nhiều lần lên bảng mà không làm nổi một con Toán".
“Tội nghiệp ba mẹ mấy người, cho mấy người chỉ việc ăn, học mà học ngu như bò, thà nuôi chó còn sướng hơn!”, một học sinh lớp 6 sau khi bị cô chủ nhiệm “dạy dỗ” đã khóc kể với chúng tôi như thế. Nhiều em khác cũng sụt sùi tương tự khi bị cô, thầy la rầy, mạt sát…
Ai cũng có lòng tự trọng và cần được những người xung quanh tôn trọng. Nếu lòng tự trọng bị tổn thương, dĩ nhiên họ sẽ phản ứng. Bởi vậy mà có chuyện thầy bạt tai học sinh vì tội vô lễ, hay học sinh đánh trả vì giáo viên chửi mình, đánh mình…
Chị Hồng có con đang theo học lớp 6 trường THCS K. cho biết: "Trẻ con như tờ giấy trắng, nhiều khi nhìn hành xử của những người xung quanh, chúng sẽ làm theo. Những hành xử của thầy cô giáo ở trường có tác động rất lớn đến con trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, các thầy cô cũng bị nhiều thứ tác động, tuy nhiên khi đã bước chân vào môi trường sư phạm, thầy cô phải học cách kìm chế bản thân. Không thể biện minh việc mình mạt sát học trò là do quá nóng giận, mất bình tĩnh..."
Chuyên gia tâm lý học Nguyễn Thị Mùi, giảng viên Khoa Tâm lý, Đại học Sư phạm I chia sẻ trên Giáo dục Việt Nam: "Một giáo viên giỏi trong nghề không phải chỉ giỏi về chuyên môn, mà phải là một người biết kiểm soát hành vi của mình, biết kiềm chế và cư xử đúng mực trước đám đông. Trong một vài tình huống, có thể thầy cô đang bị kích động nên đã dùng những ngôn ngữ nặng nề, sai lệch, xúc phạm học sinh là điều có thể hình dung được. Nếu đúng như phản ánh, theo tôi, thái độ phát ngôn thiếu cẩn trọng của những giáo viên trên thật khó mà chấp nhận được. Đó là những lời nói, những lời xưng hô kia đã có hàm ý không hay về học trò. Có thể là học sinh có lỗi không chuẩn bị bài, nhưng là một giáo viên thì cũng cần phải có một thái độ hợp lý với học sinh thay vì mạt sát các em với những lời lẽ khó nghe".
Sự tôn trọng, nhất là trong môi trường sư phạm, cần phải được duy trì. Học sinh, tôn trọng thầy giáo và ngược lại thầy cô tôn trọng học sinh, tất cả mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp. Chúng ta đang cần một nền giáo dục tinh tế. Ở đó, những quyết sách giáo dục phải theo kịp sự phát triển của thế hệ học trò mới bây giờ.
Mẫn Chi
TIN BÀI KHÁC
Ẩu đả với HKT, Quang Cường bị đánh nhầm?
Còn người Việt mất tích ở thảm họa Nhật
Bạn nhảy của Kim Hiền: Kết quả không công bằng
Nữ sinh "tra tấn", lột áo bạn giữa lớp
Hậu trường 'cảnh nóng'
Khu 'rừng ma' và những câu chuyện kì bí
Còn người Việt mất tích ở thảm họa Nhật
Bạn nhảy của Kim Hiền: Kết quả không công bằng
Nữ sinh "tra tấn", lột áo bạn giữa lớp
Hậu trường 'cảnh nóng'
Khu 'rừng ma' và những câu chuyện kì bí
Thầy cô giáo, họ cũng là con người, cũng có những hỉ nộ ái ố, tuy nhiên việc mang ngôn ngữ "hàng tôm hàng cá" vào lớp học để chỉ trích học sinh quấy rối là điều phản giáo dục, không nên làm.
Hải Anh, học sinh Trường PTTH A. cho biết: "Bình thường, cô giáo dạy văn của em rất hiền lành, khi có bạn nào hỏi bài cô chỉ bảo rất nhiệt tình. Tuy nhiên, gần đây cô rất hay cáu, một hôm khi đọc một đoạn thơ, cô hỏi bạn B. nêu ý nghĩa của đoạn thơ đó, bạn B. không nói được cô bèn mắng bạn là ngu như chó. Các bạn trong lớp em tự nhiên im bặt vì quá choáng, không nghĩ là những ngôn từ như thế lại được thốt ra từ chính miệng cô giáo của mình, lại là cô giáo dạy văn - kỹ sư tâm hồn chứ".
Ảnh minh họa (vinh.edu.vn) |
Bạn Nam, trường PTTH H. vẫn còn nhớ mãi câu nói nổi tiếng của thầy chủ nhiệm (giờ là hiệu trưởng): "Vào tiết dạy Toán của thầy, em vì kém toán nên hay quay ngang quay ngửa, thầy bực mình quá mắng em: "Em có còn là con người không". Em nghĩ mà cứ ấm ức mãi. Câu đấy không hề nặng nề nhưng mà nghĩ kỹ thì đau lắm nha, thế nhưng nó còn tệ hơn câu "Em giống loài cầm thú" mà thầy chủ nhiệm em "tặng" một bạn khác cùng lớp khi bạn này quá nhiều lần lên bảng mà không làm nổi một con Toán".
“Tội nghiệp ba mẹ mấy người, cho mấy người chỉ việc ăn, học mà học ngu như bò, thà nuôi chó còn sướng hơn!”, một học sinh lớp 6 sau khi bị cô chủ nhiệm “dạy dỗ” đã khóc kể với chúng tôi như thế. Nhiều em khác cũng sụt sùi tương tự khi bị cô, thầy la rầy, mạt sát…
Ai cũng có lòng tự trọng và cần được những người xung quanh tôn trọng. Nếu lòng tự trọng bị tổn thương, dĩ nhiên họ sẽ phản ứng. Bởi vậy mà có chuyện thầy bạt tai học sinh vì tội vô lễ, hay học sinh đánh trả vì giáo viên chửi mình, đánh mình…
Chị Hồng có con đang theo học lớp 6 trường THCS K. cho biết: "Trẻ con như tờ giấy trắng, nhiều khi nhìn hành xử của những người xung quanh, chúng sẽ làm theo. Những hành xử của thầy cô giáo ở trường có tác động rất lớn đến con trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, các thầy cô cũng bị nhiều thứ tác động, tuy nhiên khi đã bước chân vào môi trường sư phạm, thầy cô phải học cách kìm chế bản thân. Không thể biện minh việc mình mạt sát học trò là do quá nóng giận, mất bình tĩnh..."
Chuyên gia tâm lý học Nguyễn Thị Mùi, giảng viên Khoa Tâm lý, Đại học Sư phạm I chia sẻ trên Giáo dục Việt Nam: "Một giáo viên giỏi trong nghề không phải chỉ giỏi về chuyên môn, mà phải là một người biết kiểm soát hành vi của mình, biết kiềm chế và cư xử đúng mực trước đám đông. Trong một vài tình huống, có thể thầy cô đang bị kích động nên đã dùng những ngôn ngữ nặng nề, sai lệch, xúc phạm học sinh là điều có thể hình dung được. Nếu đúng như phản ánh, theo tôi, thái độ phát ngôn thiếu cẩn trọng của những giáo viên trên thật khó mà chấp nhận được. Đó là những lời nói, những lời xưng hô kia đã có hàm ý không hay về học trò. Có thể là học sinh có lỗi không chuẩn bị bài, nhưng là một giáo viên thì cũng cần phải có một thái độ hợp lý với học sinh thay vì mạt sát các em với những lời lẽ khó nghe".
Sự tôn trọng, nhất là trong môi trường sư phạm, cần phải được duy trì. Học sinh, tôn trọng thầy giáo và ngược lại thầy cô tôn trọng học sinh, tất cả mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp. Chúng ta đang cần một nền giáo dục tinh tế. Ở đó, những quyết sách giáo dục phải theo kịp sự phát triển của thế hệ học trò mới bây giờ.
Mẫn Chi