- Sau khi mẹ các cháu mất, gia đình soạn lại giấy tờ thì tìm được một
quyển sổ tiết kiệm mang tên mẹ của các cháu. Xin cho hỏi thủ tục thừa kế
cho các cháu như thế nào?
TIN BÀI KHÁC
Là vợ sao chị "quản lí như mẹ" với chồng mình?
Tháp Thiên niên kỷ không xây, hãy làm chỗ chơi cho trẻ
Mất giấy bán xe, sang tên thế nào?
Đòi không được tiền bồi thường sau khi bị...cưỡng hiếp
Chú tôi đã mất từ lâu, hai em con nhà chú sống với mẹ. Nhưng cách đây 3 năm, mẹ của 2 cháu cũng đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông. Hiện cả 2 cháu đang sống với bà nội. Sau khi mẹ các cháu mất, gia đình soạn lại giấy tờ thì tìm được một quyển sổ tiết kiệm mang tên mẹ của các cháu.
Xin cho hỏi thủ tục thừa kế cho các cháu như thế nào? Hiện nay cháu lớn đã 20 tuổi, cháu nhỏ 17 tuổi. Xin cảm ơn quý báo. bupbong@...
(Ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Chào bạn:
Mẹ của hai cháu qua đời không để lại di chúc nên phần tài sản thừa kế của mẹ để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, tức là chia đều cho các đồng thừa kế theo như quy định tại điều 676 của Bộ Luật dân sự 2005, cụ thể:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất trong trường hợp này là hai đứa cháu, và giá trị sổ tiết kiệm sẽ được chia đều cho hai đứa cháu. Tuy nhiên, trước hết cần làm thủ tục kê khai di sản thừa kế của người mẹ để lại trước. Cụ thể như sau:
Quy trình và hồ sơ kê khai di sản thừa kế của trường hợp của bạn như sau: Bạn xác định di sản thừa kế là gì, sau đó liên hệ phòng Công chứng gần nhất để làm thủ tục kê khai di sản thừa kế. Hồ sơ gồm có:
+ Hồ sơ pháp lý các bên khai nhận di sản thừa kế:
1. CMND (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực) của hai anh em.
2. Hộ khẩu (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực)
3. Giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế
4. Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế
1. Giấy chứng tử (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực).
2. Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực) và Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản của sổ tiết kiệm.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).