- Trước đây, em làm việc tại 1 công ty cổ phần, hợp đồng từ ngày 01/01/2009, có đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Đến ngày 29/05/2010, em nghỉ thai sản và nghỉ luôn từ đó tới giờ. Em cũng đã nhận được tiền chế độ thai sản.
TIN BÀI KHÁC
Hà Nội: Gốc cây, cột điện biến thành…bếp ăn?
Cho nghỉ việc mà không chịu trả sổ BHXH
Xe mua ở chợ xe cũ, giấy tờ chính chủ thế nào?
Đổ vỡ hôn nhân, gái xinh sợ "tập 2"
Từ đó đến nay, em nghỉ ở nhà chăm con và không tham gia bảo hiểm. Giờ em muốn tham gia bảo hiểm tự nguyện thì tính như thế nào? Thời gian gián đoạn không tham gia bảo hiểm đó có ảnh hưởng đến quá trình đóng bảo hiểm không? Bùi Kiều Oanh
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2005 thì Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội. Người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp tuất theo quy định tại chương IV Luật Bảo hiểm xã hội năm 2005.
Theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2005 thì Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, sau đó đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Như vậy thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc của bạn trước đây sẽ được cộng dồn vào thời gian tham gia bảo hiểm tự nguyện để làm căn cứ hưởng các chế độ (hưu trí, tử tuất…) theo quy định.
Về mức đóng bảo hiểm tự nguyện được quy định tại khoản 2 điều 5 và điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2005:
Khoản 2 điều 5 quy định:
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Điều 100 quy định:
1. Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) Hằng quý;
c) Sáu tháng một lần.
Như vậy, nếu bạn có nhu cầu đóng bảo hiểm tự nguyện thì liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi bạn đang sống để được hướng dẫn các thủ tục cần thiết.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà
Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi
về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để
chúng tôi tiện liên hệ).