- “Hai mẹ con tôi quá quen thuộc với Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Ung Bướu, TP.HCM này lắm rồi. 8 tháng trời con nằm viện Nhi Đồng 2, được về nhà có 15 ngày, rồi giờ lại “nhập khẩu” bên Bệnh viện Ung Bướu. Tiền bạc đã hết, nợ chất thành đống, bệnh con vẫn còn trong người”, chị H-Kluôih Knul chia sẻ.
TIN BÀI KHÁC
“Bóp mồm bóp miệng” vẫn không đủ tiền chữa bệnh cho con
‘Tết này mẹ có mua bóng bay cho con không?’
Xin hãy cứu con tôi với!
Tận cùng nỗi khổ gia đình bệnh tật
Trò nghèo người Nùng bệnh nặng, gia cảnh nghèo khó
17 năm nuôi chồng bệnh liệt giường
‘Tết này mẹ có mua bóng bay cho con không?’
Xin hãy cứu con tôi với!
Tận cùng nỗi khổ gia đình bệnh tật
Trò nghèo người Nùng bệnh nặng, gia cảnh nghèo khó
17 năm nuôi chồng bệnh liệt giường
Đó là hoàn cảnh của bé gái Hnaly Knul 4 tuổi, người dân tộc Ê-Đê (số nhà 103/8, đường Y-Ni Ksơr, buôn Păn Lăm, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk) đang mắc căn bệnh u nguyên bào thần kinh thượng thận.
Cách đây hơn 1 năm, bé Hnaly hay kêu đau bụng vào buổi tối. Bé cứ bắt bố mẹ xoa bụng cho mới ngủ được. Tưởng con đau bụng thông thường, chị H-Kluôih chỉ lấy vỏ lựu và thân cây lựu sắc lấy nước cho con uống. Chị cho bé uống nhiều ngày liền cũng không khỏi bệnh rồi bé lại chuyển sang đau phần ngực.
Chị đưa con đến bác sĩ tư để siêu âm, kết quả không rõ ràng, bác sĩ khuyên chị đưa con tới bệnh viện tỉnh. 8 tháng trời nằm BV Nhi Đồng 2, điều trị theo hướng đau tuyến thượng thận nhưng Hnaly ốm yếu và liên tục bị sốt và đau vùng ngực.
Sau rất nhiều lần xét nghiệm mới tìm ra căn bệnh u nguyên bào thần kinh thượng thận, sau đó bé được “nhập khẩu” về Bệnh viện Ung Bướu.
Từ ngày 2 mẹ con chị Kluôih xuống bệnh viện tới nay phải sống nhờ những bữa cơm từ thiện và những hộp sữa của những người hảo tâm. Đối với chị, có được cơm ăn miễn phí là một điều hạnh phúc lắm. Nhưng nhiều lúc chị cũng ứa nước mắt khi con mình nhìn người ta ăn món nọ món kia một cách thèm thuồng mà không có tiền để mua.
Cách đây hơn 1 năm, bé Hnaly hay kêu đau bụng vào buổi tối. Bé cứ bắt bố mẹ xoa bụng cho mới ngủ được. Tưởng con đau bụng thông thường, chị H-Kluôih chỉ lấy vỏ lựu và thân cây lựu sắc lấy nước cho con uống. Chị cho bé uống nhiều ngày liền cũng không khỏi bệnh rồi bé lại chuyển sang đau phần ngực.
Chị đưa con đến bác sĩ tư để siêu âm, kết quả không rõ ràng, bác sĩ khuyên chị đưa con tới bệnh viện tỉnh. 8 tháng trời nằm BV Nhi Đồng 2, điều trị theo hướng đau tuyến thượng thận nhưng Hnaly ốm yếu và liên tục bị sốt và đau vùng ngực.
Sau rất nhiều lần xét nghiệm mới tìm ra căn bệnh u nguyên bào thần kinh thượng thận, sau đó bé được “nhập khẩu” về Bệnh viện Ung Bướu.
Từ ngày 2 mẹ con chị Kluôih xuống bệnh viện tới nay phải sống nhờ những bữa cơm từ thiện và những hộp sữa của những người hảo tâm. Đối với chị, có được cơm ăn miễn phí là một điều hạnh phúc lắm. Nhưng nhiều lúc chị cũng ứa nước mắt khi con mình nhìn người ta ăn món nọ món kia một cách thèm thuồng mà không có tiền để mua.
Bé gái Hnaly người dân tộc Ê-Đê đang rất cần sự trợ giúp |
“Hai mẹ con tôi xuống đây và còn ở đây được đến ngày hôm nay cũng nhờ vào những bữa cơm từ thiện và tấm lòng hảo tâm của những người qua lại bệnh viện. Ở đây mọi thứ đều đắt đỏ, cái gì cũng phải mất tiền. Nhiều lúc hai mẹ con đưa nhau xuống tới đây chỉ còn mấy trăm ngàn đồng. Tiền để mua thuốc còn chưa có đủ, thiếu tiền bệnh viện, làm gì nghĩ tới miếng thịt”, chị Kluôih kể.
Trước khi bé Hnaly bị bệnh thì cha mẹ của em cũng chỉ “làm miếng nào bỏ mồm miếng đó” chứ không có tiền dư. Khi lấy chồng, chị cũng vẫn ở nhà với cha mẹ đẻ và ăn chung với bố mẹ theo phong tục của người Ê-Đê.
Với cảnh làm nông nghiệp, nhà mẹ chị H-Kluôih phải nuôi 10 người con, các cô con gái cưới chồng về thì đều sống chung với cha mẹ và sinh con đẻ cái. Đất thì không nở ra nhưng mỗi năm lại có mấy thành viên ra đời.
Đông miệng ăn, việc ít nên cuộc sống của gia đình khó khăn. Người nào mắc bệnh cũng chỉ biết… nuôi bệnh trong người, hầu như không được chạy chữa. Chị gái của chị H-Kluôih mắc căn bệnh máu trắng nhiều năm nay cũng ở nhà chịu bệnh chứ không có tiền chữa trị.
Cha chị H-Kluôih cũng bị căn bệnh huyết áp cao, thiếu máu não, đau đầu thường xuyên nhưng cũng trong tình trạng… ốm no bò dậy. Chỉ khi nào đau quá thì ra trạm xá mua thuốc giảm đau về uống.
Hơn 1 năm nay, cha mẹ chị H-Kluôih chia cho chị vài sào đất, ngoài lúc làm việc nhà anh chị đi làm thuê kiếm tiền. Với tiền sử bệnh hen suyễn nên mỗi khi trái gió trở trời là anh Y-Thơn Niê lại phải nằm bẹp ở nhà. Với bệnh tình của anh, bác sĩ khuyến cáo không được tiếp tục làm phụ hồ. Không có tiền lo cho con rồi anh vẫn phải cố gắng xách hồ. Đồng công tuy không được bao nhiêu nhưng ở vùng quê nghèo anh cũng chẳng biết làm gì khác.
“Từ ngày bé Hnaly đi viện tới nay, nhà em kiếm được bao nhiêu tiền dồn hết cả cho nó. Tiền nhà không đủ phải vay mượn bên ngoài, số nợ bây giờ đã lên tới 50 triệu đồng rồi. Mỗi chỗ vay mỗi ít mà nó thành nợ lớn. Giờ thì kiếm được bao nhiêu chữa bệnh bấy nhiêu thôi, không có tiền nữa thì về nhà, hết chỗ vay rồi. Bác sĩ nói bệnh có tiến triển nhưng cũng đành chịu. Ông bà nội ngoại thương cháu nhưng cũng chẳng có tiền mà giúp. Nhà còn bao nhiêu người bệnh cũng chẳng có tiền mà đến viện”, chị H-Kluôih chia sẻ.
Trước khi bé Hnaly bị bệnh thì cha mẹ của em cũng chỉ “làm miếng nào bỏ mồm miếng đó” chứ không có tiền dư. Khi lấy chồng, chị cũng vẫn ở nhà với cha mẹ đẻ và ăn chung với bố mẹ theo phong tục của người Ê-Đê.
Với cảnh làm nông nghiệp, nhà mẹ chị H-Kluôih phải nuôi 10 người con, các cô con gái cưới chồng về thì đều sống chung với cha mẹ và sinh con đẻ cái. Đất thì không nở ra nhưng mỗi năm lại có mấy thành viên ra đời.
Đông miệng ăn, việc ít nên cuộc sống của gia đình khó khăn. Người nào mắc bệnh cũng chỉ biết… nuôi bệnh trong người, hầu như không được chạy chữa. Chị gái của chị H-Kluôih mắc căn bệnh máu trắng nhiều năm nay cũng ở nhà chịu bệnh chứ không có tiền chữa trị.
Cha chị H-Kluôih cũng bị căn bệnh huyết áp cao, thiếu máu não, đau đầu thường xuyên nhưng cũng trong tình trạng… ốm no bò dậy. Chỉ khi nào đau quá thì ra trạm xá mua thuốc giảm đau về uống.
Hơn 1 năm nay, cha mẹ chị H-Kluôih chia cho chị vài sào đất, ngoài lúc làm việc nhà anh chị đi làm thuê kiếm tiền. Với tiền sử bệnh hen suyễn nên mỗi khi trái gió trở trời là anh Y-Thơn Niê lại phải nằm bẹp ở nhà. Với bệnh tình của anh, bác sĩ khuyến cáo không được tiếp tục làm phụ hồ. Không có tiền lo cho con rồi anh vẫn phải cố gắng xách hồ. Đồng công tuy không được bao nhiêu nhưng ở vùng quê nghèo anh cũng chẳng biết làm gì khác.
“Từ ngày bé Hnaly đi viện tới nay, nhà em kiếm được bao nhiêu tiền dồn hết cả cho nó. Tiền nhà không đủ phải vay mượn bên ngoài, số nợ bây giờ đã lên tới 50 triệu đồng rồi. Mỗi chỗ vay mỗi ít mà nó thành nợ lớn. Giờ thì kiếm được bao nhiêu chữa bệnh bấy nhiêu thôi, không có tiền nữa thì về nhà, hết chỗ vay rồi. Bác sĩ nói bệnh có tiến triển nhưng cũng đành chịu. Ông bà nội ngoại thương cháu nhưng cũng chẳng có tiền mà giúp. Nhà còn bao nhiêu người bệnh cũng chẳng có tiền mà đến viện”, chị H-Kluôih chia sẻ.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Y Thơn Niê số nhà 103/8 đường Y-Ni Ksơr, buôn Păn Lăm, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lawk. ĐT: 01634318326 2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ bé Hnaly con chị H-Kluôih) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER -The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX Qua TK ngân hàng Viettinbank Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet Số tài khoản: 1020.1000.158.2330 Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Swift code:ICBVVNVX122 3. Hoặc trực tiếp đến báo VietNamNet Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.37722734 Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vnbáo VietnamNet |