- “Nếu tôi thực sự không có năng lực thì tại sao Ngân hàng Việt Á lại bổ nhiệm và tăng lương cho tôi. Trong suốt quá trình làm việc tôi cũng không hề bị kỷ luật, thế mà sau đó ngân hàng điều chuyển tôi về phòng nhân sự, hạ lương và điều chuyển qua rất nhiều chi nhánh khác”, đó là phản ánh của anh Tôn Thất Quang, Phó Giám đốc Phát triển sản phẩm NH TM CP Việt Á (119-121 Nguyễn Công Trứ, P Nguyễn Thái Bình, Q1, TP.HCM).
TIN BÀI KHÁC:
Làm gì với bạn trai có thói quen “tình dục” kì lạ?
“Chồng là nợ mà em cũng là nợ”
Khi bị người yêu chê bai
Nói xấu để phản đối bạn gái của con trai?
Bức xúc vì bạn trai mua đồ cho mẹ
Theo đơn anh Quang trình bày, anh bắt đầu làm việc tại NH Việt Á từ tháng 7/2009 với chức danh chuyên viên Phòng Phát triển sản phẩm, đến tháng 8/2010, anh được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Phòng Phát triển sản phẩm.
Tuy nhiên, trong quá trình công tác tại Phòng Phát triển sản phẩm, do có bất đồng ý kiến với Giám đốc Phòng Phát triển sản phẩm. Tháng 3/2011, anh Quang lại được điều động về Phòng Nhân sự 5 tháng (1/4/2011-30/8/2011) để chờ bố trí công việc khác mà không có sự thỏa thuận giữa anh và NH.
Đơn thư của anh Quang gửi đến báo VietNamNet |
Bức xúc về việc điều chuyển của ngân hàng anh Quang gửi đơn khiếu nại tới ngân hàng và Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, TP.HCM. Ngay sau đó tháng 2/2012, Ngân hàng Việt Á lại tiếp tục điều chuyển anh Quang đến Phòng GD Phú Lâm.
Ngày 15/5/2012 ngân hàng lại tiếp tục điều chuyển anh về Chi nhánh Chợ Lớn. Không dừng lại ở đó, tháng 10/2012, ngân hàng tiếp tục điều chuyển anh Quang đến Ngân hàng Việt Á Chi nhánh Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
“Nếu tôi thực sự không có năng lực thì tại sao Ngân hàng Việt Á lại bổ nhiệm và tăng lương cho tôi. Trong suốt quá trình làm việc tôi cũng không hề bị kỷ luật, thế mà sau đó ngân hàng điều chuyển tôi về phòng nhân sự, hạ lương và điều chuyển qua rất nhiều chi nhánh khác. Trong các quyết định điều chuyển của ngân hàng đều không thỏa thuận với tôi, không ghi rõ thời gian điều chuyển và cũng không phân công việc làm cụ thể. Lần này lại điều chuyển tôi tới Chi nhánh Buôn Ma Thuột cách nơi cư trú của tôi khoảng 400km. Tôi hoàn toàn không có người thân và mối quan hệ công tác ở đây. Cho thấy, đây là biểu hiện trù dập người lao động một cách rõ ràng”, anh Quang bức xúc.
Trong công văn trả lời của Ngân hàng Việt Á về việc điều động ông Quang về phòng nhân sự là đã có sự… thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Ngân hàng Việt Á ra quyết định miễn nhiệm chức Phó Giám đốc Phòng Phát triển sản phẩm đối với ông Quang nhưng ông không có khiếu nại nên Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB và XH. Đến nay, quyết định này đã hết thời hiệu để khiếu nại.
Ngân hàng Việt Á phủ nhận không có 2 quyết định nào điều động ông Tôn Thất Quang qua 2 chi nhánh. Tuy nhiên, trong quyết định miễn nhiệm lại thể hiện ông Quang phải chịu thi hành quyết định tại Chi nhánh Chợ Lớn.
Ngân hàng Việt Á cho rằng bố trí công việc cho ông Quang theo thỏa thuận giữa hai bên tại hợp đồng lao động.
Ngân hàng Việt Á cũng phủ nhận việc giảm 50% lương của anh Quang. Tuy nhiên theo phản ánh của anh Quang ngay sau khi anh bị miễn nhiệm chức Phó Giám đốc Phòng Phát triển sản phẩm lương của anh chỉ còn lại một nửa.
Theo Điều 34 Bộ luật Lao động hiện hành (ban hành năm 1994, đã được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007) và hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động thì việc tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề được quy định như sau: Khi người sử dụng lao động gặp khó khăn đột xuất do khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước hoặc nhu cầu của sản xuất - kinh doanh thì người sử dụng lao động có quyền tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm. Trong trường hợp người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm thì phải có sự thoả thuận của người lao động; nếu người lao động không chấp thuận mà họ phải ngừng việc thì người đó được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Bộ luật Lao động. Việc điều chuyển người lao động làm công việc khác tạm thời là quyền của người sử dụng lao động nhưng quyền điều chuyển này bị pháp luật giới hạn ở một số điểm sau: - Không phải bất cứ lúc nào muốn là người sử dụng lao động có thể điều chuyển người lao động làm việc khác trái nghề. Việc điều chuyển chỉ được tiến hành trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh. Khó khăn đột xuất được hiểu là doanh nghiệp gặp khó khăn do khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, do sự cố điện, nước. - Trước khi quyết định điều chuyển người lao động làm việc trái nghề, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 3 ngày. - Người sử dụng lao động có thể tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc trái nghề nhiều lần, nhưng tổng cộng số ngày điều chuyển của các lần không quá 60 ngày cộng dồn trong một năm. Trường hợp tạm điều chuyển vượt quá 60 ngày thì phải được sự chấp thuận của người lao động. - Khi làm công việc khác theo sự điều chuyển của người sử dụng lao động thì người lao động được hưởng theo lương của công việc mới với điều kiện mức lương này cao hơn hoặc bằng mức lương của công việc cũ. Nếu mức tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì người lao động được giữ nguyên lương trong thời hạn 30 ngày làm việc. Sau 30 ngày đó thì hưởng lương theo công việc mới nhưng tiền lương theo công việc mới phải ít nhất bằng 70% mức tiền lương cũ (nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu). |
Đức Toàn