-  Vợ chồng tôi cưới nhau được gần 2 năm, chúng tôi đã có 1 cậu con trai 7 tháng tuổi. Thường chồng tôi đi học hoặc công tác xa nhà, nửa tháng mới về nhà một lần vào cuối tuần.

Các tin liên quan

Bà ung thư bế cháu bệnh tim bẩm sinh

Vợ đẹp là vợ người ta!

Hơn 50 triệu đồng đến với bé Anh Thư

Thử ADN xong...mất cả vợ lẫn con

Vợ mang thai chồng vẫn bỏ nhà ra đi

Từ khi cưới nhau đến giờ, hầu hết thời gian tôi ở nhà cùng mẹ chồng, tôi coi mẹ chồng như mẹ đẻ của tôi và bà cũng rất thương tôi.

Việc tôi buồn nhất là chồng mình. Mỗi khi về nhà anh thường tụ tập ăn uống với các cậu anh chị em của mẹ chồng tôi, ăn uống xong còn đánh bài vui đến sáng mới về, bữa cơm anh ăn ở nhà cùng vợ con rất ít. Đã rất nhiều lần tôi góp ý với anh nhưng rồi đâu lại vào đấy. Ấy vậy mà tôi động đi làm hoặc đi đâu về muộn là quát mắng.

Hai vợ chồng tôi cứ một tháng lại nặng nhẹ với nhau đôi lần. Đỉnh điểm là thứ bảy vừa rồi tôi và mẹ chồng đều có việc. Tôi nhờ anh về sớm trông con nhưng khi về đến nhà thì con khóc. Anh nổi nóng, nói tôi không ra gì. Anh chửi tôi ngu và lần đầu tiên trong đời, anh tát tôi.

Tối đó, khi cơn nóng giận đã qua. Tôi bảo anh, vợ chồng có thể nóng giận, nhưng không thể xúc phạm nhau. Vậy mà anh bảo không chịu được thì về nhà ngoại ở. Lúc đó, tôi cảm thấy bị tổn thương vô cùng.

Sau đó, anh cũng nhắn tin xin lỗi. Nhưng tôi không nhắn lại. Tôi cũng không có tâm trạng nói chuyện với anh. Sau đó, anh nhắn tin bảo: từ giờ hai vợ chồng chỉ sống với nhau trên danh nghĩa.

Chúng tôi đã không nói chuyện với nhau một tuần nay. Nhiều lúc tôi nghĩ anh ta quá đáng quá thì chia tay. Thực sự lúc này tôi không biết tâm trạng của mình ra sao nữa. Xin chị cho tôi một lời khuyên. HH (Long An)

{keywords}
Ảnh minh họa

Tư vấn viên chia sẻ:

Bạn HH thân mến!

Bất cứ phụ nữ nào khi có gia đình, con cái đều cảm thấy gánh nặng và áp lực, đặc biệt là khi không có sự chia sẻ, cảm thông từ người chồng - người bạn đời. Nhưng bạn đã thật may mắn khi bù lại bạn nhận được sự quan tâm, yêu thương của mẹ chồng. Bà cũng là phụ nữ nên bà hiểu được những thiệt thòi của bạn.

Chồng bạn là một người đàn ông quen sống xa gia đình, anh ấy không hàng ngày, hàng giờ cùng bạn ở nhà chăm lo gia đình, chăm sóc con cái. Chính vì thế, anh ấy hoàn toàn không thể hiểu được những gánh nặng từ cuộc sống thường nhật mà bạn đang trải qua. Hơn nữa, anh ấy còn khá mải chơi và thiếu trách nhiệm trong cuộc sống. Bằng chứng là “đã rất nhiều lần góp ý với anh nhưng rồi đâu lại vào đấy”. Điều này đã khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực.

Tôi thiết nghĩ, nguyên nhân của tất cả sự việc trên là anh ấy làm việc xa gia đình, khoảng thời gian dành cho gia đình quá ít. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chuyện các bạn thường xuyên nặng, nhẹ với nhau mà đỉnh điểm là chuyện anh ấy đánh bạn.

Bạn gái thân mến, ngay tình cảm bạn bè cũng cần được bồi đắp thường xuyên nữa là tình cảm vợ chồng. Bạn vẫn thường nghe người ta nói: đối với vợ chồng cần phải hiểu nhau. Nhưng muốn hiểu được nhau, nhất định phải tiếp xúc, cùng nhau nói chuyện, chia sẻ.

Hiện tại cả bạn và chồng bạn đều đang không được bình tĩnh, nên hãy để một thời gian nữa, cùng nhau nói chuyện. Đặc biệt, hãy cố gắng làm cho khoảng cách giữa hai người được gần lại. Chẳng phải vợ chồng “cãi nhau đầu giường, cuối giường lại hòa thuận” đấy sao. Hai bạn còn có mối liên hệ khăng khít với nhau bởi đứa con đáng yêu, ngoan ngoãn. Chính vì thế, bạn đừng bồng bột, nóng vội mà nghĩ đến chuyện chia tay nhé.

Nếu không thể nhẹ nhàng khuyên bảo chồng, bạn hãy sử dụng đến phương án “tìm sự trợ giúp” từ mẹ chồng- người đang rất thương yêu bạn. Hãy nói rõ mong muốn của bạn là cần có anh ấy ở bên, con bạn cần cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc của người cha. Và hơn nữa, anh ấy đã làm việc cả tuần mệt mỏi, cuối tuần phải là thời gian nghỉ ngơi lành mạnh, bia, rượu và đánh bài thâu đêm sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Hãy cho anh ấy biết rằng bạn đang thực sự lo lắng cho sức khỏe của anh ấy...

Tôi tin, bằng sự cảm thông của người vợ với chồng, trách nhiệm của người làm mẹ và sự dịu dàng vốn có của người phụ nữ bạn sẽ có được hạnh phúc.

Chúc gia đình bạn luôn đầm ấm.

Ban Mai

Gặp phải các tình huống tâm lý khó xử trong cuộc sống, bạn đọc có thể gửi thư về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn chúng tôi sẽ liên hệ với các chuyên gia tâm lý để chia sẻ cùng bạn.