- Hà Nội trở lạnh bất ngờ. Hành lang bệnh viện về khuya gió rít lạnh hơn. Người qua lại bệnh viện thưa vắng, ngoài hành lang chỉ còn bà cụ Ngô Thị Mao, 84 tuổi ngồi co ro trong chiếc chăn cũ. Bà đang ngồi đó chờ từng hi vọng nhỏ nhoi đến với cô con gái bệnh tim của mình.

Các tin BàI KHÁC:

Nhói tim cảnh cô giáo mù cùng bố bại liệt

Nỗi đau thầm lặng người mẹ nuôi con ung thư

Bố nghiện, mẹ đi lấy chồng…con ung thư máu

Bé gái suy tim nặng chờ cha kiếm tiền 10 năm...

Bà ung thư bế cháu bệnh tim bẩm sinh

Bé gái hai lần chết hụt cầu cứu

Cả thành phố đông đúc này có lẽ chỉ có mỗi bà, một bà già 84 tuổi hồi hộp chăm con gái đã 54 tuổi… bệnh tật, đau ốm.

{keywords}
Hành lang bệnh viện ngày rét, bà Mao ngồi ngơ ngẩn chờ tin con (Ảnh Thành Nam)
Bác sĩ từng nói chị Đỗ Thị Nẩy không qua nổi. Thế nhưng lòng ham sống trong con người chị đã níu chị lại trần gian. Bà Mao vì thế cũng hồi hộp… Nhưng ở tuổi bà, nhà nghèo, bà không có tiền để trả cho ca điều trị tốn kém của con gái.

Khoa bệnh nặng nhất, người bệnh nặng nhất

Khoa cấp cứu tim của Bệnh viện Bạch Mai được chia làm 6 C, từ C1 đến C6. Các bệnh nhân ở C1 là bị nặng nhất. Bệnh nhân hồi sức cấp cứu, thở máy, hôn mê sâu. Ở khoa này, người nhà bệnh nhân chỉ được vào thăm 2 lần vào trưa và chiều.

{keywords}
Mẹ già vừa lo âu về tiền bạc lại vừa hi vọng về sức khỏe của con.
Bà Mao lưng còng ngồi túc trực ở cửa phòng cấp cứu từ ngày con lên viện. Bóng người đàn bà lom khom in trên hàng gạch ở hành lang. Ban đêm thì trải chiếu ngồi, ban ngày thì ngồi xổm. Chưa rời con lúc nào trừ lúc đi mua cháo, sữa cho con.

Bà nói mạch lạc về hoàn cảnh của mình: Con gái tôi là Đỗ Thị Nảy, 54 tuổi, chồng nó chết 2 năm trước vì ung thư, nó sinh được 3 đứa con, 2 đứa đã mất. Giờ chỉ còn một đứa út đang gửi ở quê nhờ chăm. Nó bị suy tim, suy gan, suy thận… Bệnh nặng lắm!

Bác sĩ điều trị ở Phòng C1 cho hay: Bệnh nhân Đỗ Thị Nảy bị Hở hẹp van động mạch chủ - Động mạch chủ là động mạch quan trọng nhất đưa máu đi nuôi toàn bộ cơ thể. Thời gian đầu bệnh nhân điều trị tạm bợ nên bị sùi van động mạch chủ và áp xe thành van động mạch chủ dẫn đến việc suy tim, kéo theo suy thận, suy gan.

Đây là ca bệnh nặng và hiếm gặp tại khoa. Bệnh nhân đã bị suy kiệt hầu hết các bộ phận quan trọng.

Thêm vào đó, từ vết điều trị đợt trước lại bị nhiễm trùng và nhiễm trùng máu. Các bác sĩ phải dùng phác đồ điều trị kháng sinh từ 4 đến 6 tuần để kiểm soát và điều trị vết nhiễm trùng này. Sau khi bệnh nhân khỏi nhiễm trùng chúng tôi sẽ trợ sức cho bệnh nhân, nếu tình trạng ổn chúng tôi sẽ gửi đi mổ tim.

“Đây là bệnh nhân đặc biệt nhất tại khoa, chi phí dự kiến rất cao. Bệnh nhân có hoàn cảnh hộ nghèo lại chỉ có một mình mẹ già ở bên chăm sóc…” các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân Đỗ Thị Nảy nhấn mạnh.

Nếu mà có tiền thì bệnh đã không nặng…

{keywords}
Lưng bà Mao đã còng, đi được một đoạn lại kê dép ngồi xuống nghỉ rồi mới đi tiếp…
Bà Mao quê ở thôn Bến, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Hai mẹ con bà đã đi chữa bệnh ở tỉnh trước khi lên Hà Nội.

Chị Nẩy từng đòi về vì nghĩ việc chữa bệnh của mình tốn tiền quá nhưng được các bác sĩ động viên, giữ lại. Bây giờ bệnh đang tiến triển tốt, chị đã thì thào nói được. Chị bảo: Tôi thấy đau ê ẩm trong người. Nếu mà có tiền thì tôi đã đi chữa bệnh từ năm ngoái rồi… để càng lâu bệnh càng nặng hơn.

Đêm hôm trước, sau nhiều ngày thở máy, ăn xông chị Nẩy đã ăn được một chút cháo. Nằm trong phòng bệnh chẳng rõ đêm ngày, chị Nẩy đòi mẹ mua cho 1 bát phở gà. Bà Mao nịnh con ăn mì tôm vì lúc đó là trời đêm. Đến sáng bà đã mang bát đi mua cho chị nửa bát phở gà… “Hai mắt con giờ đã mở nhẹ ra. Nhưng con ăn vẫn không hết nửa bát phở gà”.

Bà Mao trực bên con và luôn nói: “Tôi thức cả đêm. Ở hành lang bệnh viện không ngủ được, con gọi, con đòi tôi sẽ vào ngay với con”.

Bà Mao có 9 người con, nhưng người ở Tây Bắc, người ở miền Nam. Mỗi người một nơi tha hương và nghèo khó, khi thấy chị Nẩy ốm cũng về. Mỗi người giúp mẹ và chị được vài đồng lẻ, động viên chị vài câu rồi đi.

Chỉ có bà Mao là vẫn bên con. Lúc bà Mao kể chuyện, tôi mới thấm câu nói: Chỉ có cha mẹ chăm được con cái, mấy người con cái chăm được cha mẹ.

Mẹ già đang sống từng ngày phập phồng. Hỏi bà mong gì bà bảo: Mong cho con mở mắt to ra, ăn khỏe và nhanh về nhà với mẹ. Qua báo VietNamNet chúng tôi mong mỏi bạn đọc tiếp sức cho cả hai mẹ con bệnh nhân.

 Tú Anh

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:


1. Trực tiếp: Bà Ngô Thị Mao: Hành lang Khoa Cấp cứu tim, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Điện thoại: 01685431098
2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ bà Ngô Thị Mao chăm con Đỗ Thị Nẩy)
Qua TK ngân hàng Vietcombank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: banbandoc@vietnamnet.vn