- Dẫu vẫn biết “Sông có khúc, người có lúc”, nhưng dường như ông trời đang tuyệt đường sống đối với gia đình ông Phạm Văn Thìn, ở khối 15, thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.

Các tin liên quan

Bé gái hai lần chết hụt cầu cứu

Bây giờ và cái đêm hôm ấy . . .

Hơn 30 triệu đồng đến với Mỹ Duyên

Cứu bé gái nghèo nhiều bệnh tật

Cha mất, mẹ bỏ đi, hai bà cháu sống không biết đến ngày mai

Hơn 20 triệu đến với bé ung thư máu

Toa thuốc bác sĩ kê mà chẳng có tiền mua

Tai ương giáng xuống phận nghèo!

13 năm nay, trong ngôi nhà nhỏ có 3 con người bất hạnh này, tai ương cứ nối tiếp tai ương. Khởi đầu của sự bất hạnh diễn ra từ năm 2000, khi ông Thìn trên đường đi làm về đã bị chiếc xe công nông cán qua người khiến đôi chân ông dập nát. Mặc dù đã được vợ con tìm mọi cách để chữa trị, nhưng mọi thứ đã trở nên vô vọng. Khi người chồng, người cha trở nên tàn phế thì trụ cột của gia đình cũng đồng nghĩa đã hết.

Mất đi lao động chính, nợ nần lại chồng chất, cuộc sống của gia đình này rơi vào bế tắc hoàn toàn.

Để duy trì cho gia đình tồn tại, bà Lê Thị Nhàn phải gồng mình lên lo toan mọi việc. Thiếu thốn về vật chất, tinh thần khổ ải đã khiến người mẹ, người vợ của gia đình ngày càng gầy yếu. Khi không thể gượng lên được, người đàn bà tội nghiệp này đã lâm trọng bệnh. Không có tiền để thuốc thang, không đủ điều kiện đi đến bệnh viện để chữa trị, mới đây người phụ nữ bạc mệnh này đã ra đi để lại người chồng tàn phế và cô con gái mù lòa.

{keywords}
Cô giáo mù và ông bố bại liệt đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người.
Ngồi rũ mình trên chiếc xe lăn, ông Thìn nói trong giàn giụa nước mắt: “Trời tuyệt đường sống của cha con tui (tôi) rồi chú ơi! Trên đời này còn gia đình ai khổ hơn gia đình tôi nữa. Sau một thời gian chăm sóc chồng bại liệt, đau vì đứa con gái bị mù lòa, bà ấy kiệt sức đã đi rồi chú ơi!”

Nghe bố nghẹn ngào, Thùy chỉ biết ngồi âm thầm nuốt nước mắt vào trong. Và cô có muốn khóc thì cũng chẳng còn nước mắt để ai oán cho số phận của gia đình.

“Em chỉ là con bé mù”!

Mẹ mất, bố bại liệt, bản thân bị mù lòa, Phạm Thị Thùy như chơ vơ giữa dòng đời xô đẩy.

Chúng tôi tìm đến gia đình Thùy sau 10 ngày mẹ Thùy mất. Nhìn cảnh 2 bố con mỗi người một góc nhà thấy mà xót xa. Nghe tiếng người lạ, Thùy lần dò từng bước men theo bức tường ra chỗ chiếc bàn ngồi tiếp khách.

Khi được hỏi về hoàn cảnh, Thùy chỉ thần mặt ra như một kẻ vô hồn. Trong câu chuyện chắp nối, em nghẹn ngào kể: “Mẹ vừa mới mất. Bố bị liệt đã 13 năm nay. Kể từ sau ngày bố bị tai nạn mọi công việc trong gia đình đều do mẹ gánh vác. Bây giờ mẹ “đi” (mất) rồi bố con em biết trông cậy vào ai. Em chỉ là con bé mù mà anh”.

Vốn là sinh viên của trường CĐSP Hà Tĩnh, Phạm Thị Thùy cũng giống như bao sinh viên khác, hăm hở học tập để ra trường làm cô giáo. Thế nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”. Vừa đi dạy học được 2 tháng, giấc mơ làm cô giáo của Thùy đã tan nhanh như bong bóng xà phòng khi cô mắc bệnh Viêm màng bồ đào khiến cho đôi mắt cứ mờ dần đi cho đến ngày tối hẳn.

Thương con, mặc dù nợ cũ còn chưa trả hết ông Thìn bà Nhàn lại phải tiếp tục đến cầu cạnh từng người quen và ngân hàng để vay thêm tiền đưa Thùy đi chữa trị. Sau khi ra Bệnh viện Mắt Trung ương, dù đã trải qua 2 lần phẫu thuật nhưng đến nay trước mặt Thùy vẫn chỉ là màn đêm sâu thẳm.

Khi biết đôi mắt mình không thể sáng lại được nhiều lần Thùy đã tìm đến cái chết nhưng không thành.

“Trong lúc bế tắc em đã tìm đến cái chết. Muốn “quên” đi tất cả, em mua thuốc ngủ về uống, nhưng cứ uống vào lại khiến em càng không “ngủ” được. Cứ nghĩ đến cảnh nhà đang nợ nần chồng chất, mẹ phải cực nhọc đủ đường để lo mọi việc, bố thì bị liệt, bản thân thì mù lòa hỏi còn ai mà thiết sống nữa anh” Thùy tâm sự.

Mặc dù Thùy đã được Hội người mù Hà Tĩnh đưa xuống trung tâm và tạo việc làm, nhưng hiện tại cuộc sống của cô vẫn còn rất nhiều khó khăn. Ở trung tâm của hội, công việc của Thùy là đi làm tẩm quất và dạy chữ Brai cho các em có cùng cảnh ngộ với mình.

“Nếu em tiếp tục ở lại trung tâm thì ai sẽ chăm sóc bố. Dẫu bị mù lòa nhưng em vẫn còn đôi tai để nghe bố gọi khi trái gió trở trời, đây là điều khiến em lo lắng. Còn ước ao, bây giờ em chỉ mong có tiền để mua thuốc cho bố và trả nợ cho những người trước đây họ đã giúp mình. Nếu không đã được các khoản nợ đó, bố con em sẽ day dứt suốt cả đời” Thùy chia sẻ.

“Sống trên đời cần có một tấm lòng”. Hy vọng với những bàn tay nhân ái, rồi đây cuộc sống của cô giáo mù và ông bố bại liệt sẽ bớt đi những giông tố của cuộc đời.

Thông Lê – Duy Quang

 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: chị Phạm Thị Thùy, khối 15 thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh.

2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ Phạm Thị Thùy, Hà Tĩnh)
Qua TK ngân hàng Vietcombank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: banbandoc@vietnamnet.vn