- Tôi và cô ấy có với nhau 1 bé trai 9 tháng tuổi, nay chúng tôi muốn ly hôn.
TIN BÀI KHÁC
Tôi xin hỏi theo nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ được quyền trực tiếp nuôi nhưng xét về điều kiện cho con phát triển về thể chất và tinh thần bao gồm các yếu tố như chỗ ở, mức lương, khả năng nuôi con phát triển về mặt giáo dục, sức khoẻ, trình độ học vấn... thì tôi có khả năng hơn vợ tôi, tốt cho con tôi hơn, vậy tôi có thể được quyền nuôi con tôi hay không. Còn 1 điểm nữa là khi con tôi được 8 tháng tuổi thì vợ tôi bỏ đi làm xa. Tôi và mẹ tôi thì ở nhà nuôi con.
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Về việc xác định quyền nuôi con, Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:
“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”.
Như vậy, khi bé chưa đủ 3 tuổi, bạn thiếu cơ sở để dành quyền nuôi con, trừ phi vợ bạn đồng ý. Tuy nhiên, sau khi bé được 3 tuổi, bạn vẫn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con. Khi đó bạn cần phải chứng minh vợ bạn không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con, căn cứ theo Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình:
“Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên”.
Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Kiều Hưng - Hãng Luật Giải Phóng
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).