- Tôi làm công nhân tại Công ty TNHH một thành viên thủy lợi VP. Trong hợp đồng không ghi rõ chế độ làm thêm giờ và chế độ trông trực cơ quan nhà máy.
TIN BÀI KHÁC
Nhưng công ty vẫn áp dụng chế độ làm ngoài giờ mà không có bất cứ thỏa thuận về tiền công hay nghỉ bù với công nhân (ngoại trừ trông trực và làm việc vào ngay nghỉ lễ). Công ty thường xuyên yêu cầu công nhân làm việc 100% quân số vào các ngày thứ 7, CN mà không có bất cứ chế độ tiền công hay nghỉ bù gì cả.
Điều thứ 2 là công ty có rất nhiều tổ cụm, các trạm bơm nằm rải rác khắp các huyện trong tỉnh nên yêu cầu công nhân làm việc tại các tổ cụm, và các trạm bơm đó phải thay nhau trông trực 24/24 kể cả thứ 7, CN mà không có bất cứ chế độ gì.
Công ty tôi làm vậy có đúng với pháp luật lao động hay không?
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại điều 106 - Bộ luật Lao Động khoản 1: Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Như vậy, làm thêm giờ được quy định trong Bộ luật lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Nếu Công ty của bạn có quy định việc làm thêm giờ trong thỏa ước và nội quy lao động là đúng quy định pháp luật.
Về quyền của người sử dụng lao động khi huy động công nhân làm việc ban đêm hay thứ 7, chủ nhật vào những dịp chống hạn, chống úng cho đồng ruộng, hay những dịp vận hành các trạm bơm tưới tiêu. Việc làm của người sử dụng lao động là đúng quy định pháp luật vì căn cứ theo quy định tại điều 107- Bộ luật Lao Động thì Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
Việc công ty yêu cầu công nhân thay nhau trông trực cơ quan kể cả thứ bảy, chủ nhật phải đáp ứng yêu cầu sau:
Căn cứ theo điều 106- Bộ luật Lao Động: Người sử dụng lao động được sử dụng lao động làm thêm giờ khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Được sự đồng ý của người lao động. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Căn cứ theo Nghị định 45/2013Quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 4. Làm thêm giờ
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.
Như vậy, căn cứ theo quy định của Nghị định 45/2013 thì bạn có quyền đề nghị với người sử dụng lao động bố trí nghỉ bù với số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại điều 97 Bộ luật lao động.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các
câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ
banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi
tiện liên hệ).