- Cô Đỗ Thị A năm 2010 đăng ký kết hôn với anh B ở xã khác sau một thời gian chung sống không hợp cô này bỏ về nhà đẻ từ đó đến nay không đi lấy chồng. Năm 2013, cô A đi lại như vợ chồng với ông C và có con chung với ông C. Cô A vẫn ở nhà mình và chưa làm thủ tục ra tòa ly hôn.

TIN BÀI KHÁC

Xin hỏi năm 2014 cô A sinh cháu với ông C thì bây giờ làm thủ tục khai sinh cho cháu như thế nào? Khi đến UBND xã thì không đăng ký khai sinh cho cháu được, trong khi đó cô A chưa chuyển khẩu về với anh B. Xin quý báo tư vấn giúp để chị A làm thủ tục khai sinh cho cháu theo quy định của pháp luật.

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn như sau:

Trường hợp của bạn, chị A và anh C chung sống với nhau chưa đăng ký kết hôn nên khi sinh con ra thì đứa con này sẽ được gọi là con ngoài giá thú.

- Nơi đăng ký khai sinh:

K1 Điều 13 Nghị định số 158/2005 nơi đăng ký khai sinh: UBND xã, phường, thị trấn , nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em;

- Về thủ tục làm khai sinh cho con ngoài giá thú:

Đ1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP như sau:

“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.”

Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Như vậy, việc khai sinh cho cháu được pháp luật bảo vệ và thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 158/2005. Khi anh C có văn bản nhận con thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh cho cháu bé.

- Thời gian đăng ký khai sinh: Điều 14. Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.

Với các quy định trên đây, bạn có thể hướng dẫn cho cô A đi đăng ký khai sinh cho con để đảm bảo quyền của trẻ em đã được pháp luật bảo vệ.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Nguyễn Viết Xuân, Hà Nội.