Trước kia tôi đóng bảo hiểm tại 1 công ty nhưng sau khi chuyển công ty năm 2009 tôi vẫn chưa lấy được sổ bảo hiểm, chưa biết số sổ bảo hiểm vì công ty họ đang đi làm cho tôi.

TIN BÀI KHÁC

Họ cũng không hẹn tôi là bao giờ có thế biết có sổ. Chính vì vậy khi sang công ty mới tôi đã làm một sổ bảo hiểm mới tại công ty mới. Sau đó 2 năm sau ngày tôi nghỉ việc tại công ty cũ tôi mới nhận được sổ bảo hiểm.

Như vậy hiện nay tôi có 2 quyển số được làm tại 2 quận khác nhau của thành phố Hà Nội. 1 quyển ở quận Hoàn Kiếm, 1 quyển ở quận Đống Đa. Hiện nay tôi đang đóng bảo hiểm theo quyển sổ được làm tại quận Đống Đa.

Vì vậy tôi muốn hỏi quý tòa soạn, tôi nên làm gì với quyển sổ bảo hiểm thứ nhất được làm tại Hoàn Kiếm? Liệu tôi muốn lấy tiền về được không và thủ tục thế nào?

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Bạn nên gộp 2 sổ BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH sau này. Bạn đưa cuốn sổ BHXH đóng tại quận Hoàn Kiếm cho nơi bạn đang làm việc để BHXH nơi đơn vị đang đóng BHXH để được hướng dẫn gộp sổ. - Quy định về gộp sổ BHXH: K1 Điều 63 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH có quy định: "Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất

Nếu bạn đề nghị hưởng BHXH một lần thì theo quy định tại điều 30 NĐ 152/2006. Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo khoản 1 Điều 55 và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 26 Nghị định này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

c) Sau 12 tháng nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính như quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định này.

- Thủ tục hồ sơ theo điều 20 Quyết định 01/2014/ BHXH: 1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu số 14-HSB) đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 55 và Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Quyết định nghỉ việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc quyết định thôi việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết hạn (bản chính hoặc bản sao) đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Nguyễn Viết Xuân, Hà Nội