-  Luật sư cho em hỏi trường hợp bị xâm nhập trang cá nhân riêng (facebook), ăn cắp thông tin (những đoạn chat nói chuyện) để gửi cho những người bạn khác bôi nhọ danh dự, xúc phạm cá nhân nếu có đầy đủ bằng chứng thì phải liên hệ cơ quan nào giải quyết? Thủ tục hay đơn thư làm như thế nào?

TIN BÀI KHÁC

“Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” (Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2005).
{keywords}
(ảnh minh họa)

Việc xâm nhập trang cá nhân, lấy thông tin nhằm mục đích đưa và phát tán thông tin xuyên tạc, vu khống bôi xấu, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của bạn là hành vi bị pháp luật cấm: “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/ 11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo đó, hành vi: “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; (Điểm g Khoản 3 Điều 66); Ngoài ra, nếu tính chất và mức độ của hành vi xuyên tạc, xúc phạm, vu khống là nghiêm trọng, và có đủ căn cứ, thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng tại Bộ luật Hình sự như:

* “Tội làm nhục người khác” (Điều 121 Bộ luật Hình sự), nếu hành vi vi phạm có các dấu hiệu định tội sau: “ Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội nhiều lần hoặc đối với nhiều người, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm”.

Để cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết vụ việc, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi này của người trên trang facebook này. Bạn có thể gởi đơn đến cơ quan công an cấp xã, công an cấp huyện, tòa án nhân dân cấp huyện, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để tố giác tội phạm.

Theo điều 101- BLTTHS về tố giác tội phạm: Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan điều tra, VK S hoặc Tòa án hoặc với cơ quan tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Nếu viết đơn thì Đơn tố giác tội phạm bao gồm những nội dung sau: Theo Thông tư 06/2013 hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác tội phạm: 1. Tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết. Như vậy, đơn của bạn phải có tên và địa chỉ và nội dung tố giác và danh tính các đối tượng liên quan. Theo Điều 9- Luật Tố Cáo 2011: 2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Nguyễn Viết Xuân, Hà Nội