- Em vào làm ở một xưởng cơ khí nhưng không được ký hợp đồng. Em làm được ba tháng nhưng chỉ được trả một tháng lương còn nợ hai tháng.
TIN BÀI KHÁC
Hiện nay, em đã nghỉ làm rồi nhưng bên đó vẫn không thanh toán lương cho em. Họ cứ hẹn hoài đến nay đã hai tháng nhưng vẫn không thanh toán. Xin cho em hỏi nếu em kiện chủ xưởng cơ khí đó có được không và em phải làm đơn gửi đến đâu để được giải quyết.
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất Hình thức hợp đồng lao động:
Theo quy định tại Điều 16 BLLĐ 2012 về hình thức giao kết hợp đồng:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói
Trong câu hỏi bạn nêu không rõ là công việc bạn làm là gì. Nếu đó là công việc tạm thời để thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác thì được ký hợp đồng lao động để làm công việc tạm thời dưới 3 tháng.
Nếu công việc bạn làm là công việc có tính chất thường xuyên thì phải ký hợp đồng lao động có thời hạn theo quy định tại khoản 3 điều 22 BLLĐ 2012.
Thứ hai: Đối với việc thanh toán tiền lương, trước hết bạn có thể gửi đơn yêu cầu phía công ty thanh toán đầy đủ 2 tháng tiền lương cho bạn. Nếu công ty vẫn tiếp tục không thanh toán thì bạn có thể áp dụng quy định sau: Theo quy định tại Điều 200 BLLĐ 2012 thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động các nhân là Hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân.
Về trình tự, thủ tục hòa giải TCLĐ cá nhân thì tại Điều 201 quy định:
Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động không thực hiện hòa giải theo trình tự quy định tại Điều 201 BLLĐ thì bạn có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Thời hiệu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm theo quy định Tại khoản 2 - điều 202 BLLĐ 2012.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).