- Công ty em có đóng bảo hiểm cho một công nhân được 2 tháng thì người này nghỉ việc không làm nữa. Vì bên em là công ty dưới 10 người và chỉ có một chị kế toán phụ trách việc đóng bảo hiểm, hiện chị đấy đã nghỉ.
TIN BÀI KHÁC
Bên công ty báo giảm bảo hiểm mà bên bảo hiểm không cho báo giảm và bảo rằng phải có người thế vào vị trí đó mới được vì công ty có một người đóng bảo hiểm nên không cho cắt, đến bây giờ là nợ 3 tháng tiền bảo hiểm của chị kế toán đó rồi. Em muốn hỏi:
1) Bên bảo hiểm nói như vậy có đúng không? Nếu đúng thì nó nằm ở khoản và điều nào trong luật bảo hiểm?
2) Chưa báo giảm bảo hiểm được ở công ty cũ thì người lao động khi tham gia bảo hiểm ở công ty mới có ảnh hưởng gì về quyền lợi không?
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất về báo giảm lao động:
Điều 19 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH quy định báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH đối với các trường hợp ngừng việc được thực hiện đối với các trường hợp:
“Các trường hợp người lao động di chuyển nơi tham gia BHXH, BHYT; ngừng việc, chuyển công tác, nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHTN”
Như vậy, lao động đã nghỉ việc thuộc trường hợp phải báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH. Theo quy định của pháp luật BHXH hiện hành, việc báo giảm lao động không phụ thuộc vào số lượng lao động tham gia BHXH.
Điều 2 Khoản 1 Luật BHXH 2006 quy định:
“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;”
Theo như bạn trình bày, công ty của bạn dưới 10 lao động, như vậy:
- Nếu lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng đóng BHXH theo Luật BHXH.
- Nếu công ty không có đối tượng nào thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì công ty làm văn bản giải trình gửi cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương để được giải quyết.
Về vấn đề tham gia BHXH ở đơn vị mới
Căn cứ trên số sổ BHXH, đơn vị mới sẽ tiến hành thủ tục báo tăng lao động và nộp BHXH cho người lao động (theo mẫu D02-TS, ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH). Do đó, nêu đơn vị mới báo tăng và đơn vị cũ chưa báo giảm thì sẽ dẫn đến tình trạng người lao động có thời gian đóng trùng BHXH.
Vì vậy, đối với thời gian bị đóng thừa, đóng trùng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, Công ty sẽ làm thủ tục đề nghị hoàn trả lại số tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp đã đóng cho lao động theo quy định tại Điểm 3.1, Khoản 3, Điều 55 và Khoản 2, Điều 63 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).