-  Tôi đang kết hôn với người đã có 1 con gái riêng, thủ tục li dị của vợ trước là giao con hoàn toàn cho chồng tôi nuôi.

TIN BÀI KHÁC

Vì mẹ bé bỏ đi từ rất nhỏ nên không có thông tin cũng như hình dung được tình cảm của người mẹ. Vì vậy tôi muốn thay đổi thông tin trên giấy khai sinh của bé được hay không, tôi muốn tôi và chồng tôi đứng tên trong giấy tờ của bé?

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Pháp luật hôn nhân gia đình và hộ tịch hiện hành quy định quan hệ giữa mẹ và con có thể là quan hệ dựa trên yếu tố huyết thống (quan hệ giữa mẹ đẻ và con đẻ) hoặc dựa trên quan hệ nuôi dưỡng (quan hệ giữa mẹ nuôi và con nuôi).

Quan hệ giữa mẹ đẻ và con riêng của chồng bạn đang được pháp luật bảo hộ. Mặc dù người mẹ đã bỏ đi nhưng pháp luật vẫn không tước đi quyền làm mẹ của mẹ đẻ cháu bé.

Mặt khác, quan hệ giữa bạn và con riêng của chồng bạn chỉ là quan hệ giữa mẹ kế và con riêng của chồng nên về nguyên tắc, việc bạn làm lại giấy khai sinh cho cháu để thay vào vị trí mẹ đẻ đứa trẻ là không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Việc nhận đứa trẻ làm con nuôi để thay đổi lại giấy khai sinh cho đứa trẻ mà không có sự đồng ý của người cha đẻ cũng không phù hợp với quy định tại Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình. Vì vậy, nguyện vọng làm lại giấy khai sinh cho con bạn, ghi tên của bạn làm mẹ đứa trẻ là không có cơ sở để giải quyết.

Điều 71. Sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được nhận làm con nuôi

1. Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ.

2. Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

Trường hợp bạn nhận đứa trẻ làm con nuôi thì theo Nghị Định 19/2011/NĐ-CP Điều 2:

1. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).