-  Dư luận xôn xao bàn tán chuyện ở tỉnh Bình Dương, có một đôi vợ chồng đánh đứa con ruột của mình đến trọng thương phải đi cấp cứu.

TIN BÀI KHÁC

Nếu kết quả giám định xác định tỷ lệ thương tật cho đứa bé trên 11%, với tình tiết đánh đập trẻ em, hành vi này có thể bị truy tố theo khoản 2 điều 104 Bộ luật Hình sự về Tội cố ý gây thương tích cho người khác với mức hình phạt từ hai đến bảy năm tù. Trong trường hợp này, không cần yêu cầu của người bị hại, cơ quan điều tra vẫn chủ động khởi tố vụ án.

Còn tỷ lệ thương tật của bé dưới 11%, tội danh này sẽ không được xem xét khởi tố nếu không có đại diện hợp pháp của bé yêu cầu, theo đó hành vi hành hạ trẻ em có thể bị xem xét khởi tố theo điều 110 Bộ luật Hình sự về Tội hành hạ người khác.

{keywords}

Bé Đỗ Thị Kim Ngân, 4 tuổi được BV thị xã Dĩ An chuyển đến BV ĐK Bình Dương vào chiều ngày 12/9 sau khi được người dân phát hiện cháu có nguy cơ tử vong tại nhà.

Tuy nhiên, theo tôi, khởi tố vụ án là điều bất đắc dĩ, bé sẽ sống ra sao khi cha mẹ của chúng vào tù? Nhưng nếu không dùng đến pháp luật, ai biết chắc vợ chồng này không tái diễn hành vi của mình? Và tính răn đe, phòng ngừa, giáo dục của pháp luật sẽ không phát huy tác dụng.

Vây nguyên cớ nào lại dẫn đến hành động của họ? Theo báo chí phản ánh, lời khai ban đầu của vợ chồng này cho thấy, họ đánh con, do bé lì lợm, nghịch phá, không biết vâng lời. Họ đã nhiều lần dùng cây que để dạy bé, nhưng bé vẫn không biết sợ và tiếp tục lặp lại, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn. Hành vi của bé đã diễn tiến đến mức độ nguy hiểm, tức là nghịch chơi với những vật dụng nguy hiểm (bếp ga).

Trong hoàn cảnh của họ, chồng mất việc, cuộc sống kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức hạn chế, cùng với sự lo lắng về hậu quả do hành vi của bé gây ra. Tình trạng này nếu kìm nén lâu ngày, sự bức xúc sẽ biến thành hành động. Nên có thể xác định đây chính là nguyên cớ chính dẫn đến hành động nhẫn tâm của họ.

Ở góc độ y khoa, những biểu hiện hiếu động thái quá của trẻ, trong y khoa xem đó là bệnh mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention-deficit hyperactivity disorder). Trẻ mắc ADHD được chia theo 3 loại là rối loạn phối hợp tăng động và giảm chú ý; rối loạn trội về giảm chú ý; rối loạn trội về tăng động/ xung động. Đặc điểm của chứng bệnh này là trẻ rất bướng bỉnh, lì lợm, hay chạy nhảy leo trèo, không thể ngồi yên, thích làm gì thì làm và không biết nghe lời.

Thực tiễn, nhiều bậc làm cha làm mẹ không biết con mình có dấu hiệu của bệnh để đưa đi khám và điều trị kịp thời. Họ nghĩ con mình chỉ hiếu động quá mức, nên họ “điều trị” theo cách của họ. Trong vụ án này, những dấu hiệu đó, không loại trừ bé đang mắc chứng ADHD, cách “điều trị” của cha mẹ bé được lựa chọn là dùng bạo lực với bé. Còn, nếu bé thực sự là một đứa trẻ phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, thì chỉ có những người có vấn đề về tâm thần mới đối xử với con của mình như thế. Hoặc có thể nghi vấn đứa con không phải do họ sinh ra.

Dù nguyên cớ thế nào chăng nữa, chúng ta cũng không thể chấp nhận một người cha, người mẹ lại nỡ tâm hành hạ, đánh đập con mình tàn nhẫn như vậy. Rồi đây, chắc chắn sẽ có một hình phạt tương xứng với hành vi của họ. Nhưng thiết nghĩ, bản án lớn nhất của con người là lương tâm, hi vọng những ngày bị tạm giam đã giúp họ nhận ra điều đó.

Và hi vọng pháp luật cũng sẽ khoan hồng cho những lỗi lầm của họ để giúp họ có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đứa con của mình. Khác với các vụ án khác, hình phạt là cái giá phải trả để bù đắp cho những mất mát, thiệt hại của nạn nhân, còn ở vụ án này, án tù của cha mẹ bé sẽ mang lại bất hạnh cho bé.

Xin hãy khoan dung!

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng - Hãng luật Giải Phóng, TP Hồ Chí Minh